Mô Hình Nuôi Heo Rừng Ở Bến Tre
Những năm gần đây, nhiều nông dân ở các tỉnh, thành phố của vùng đồng bằng sông Cửu Long đã tận dụng diện tích đất vườn cạnh nhà, xây dựng chuồng trại để nuôi heo rừng. Trung bình, heo rừng giống đạt trên dưới 10kg có thể xuất bán trên 2,5 triệu đồng/con.
Ở tỉnh Bến tre hiện có không ít hộ nông dân nuôi cả ngàn con heo rừng các loại. Hằng năm, các hộ nuôi xuất bán heo rừng giống và thịt heo rừng thương phẩm, thu nhập từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng/hộ. Anh Nguyễn Quang Huệ ở xã An Bình Tây, huyện Ba Tri cho biết: “Heo rừng là loài động vật hoang dã. Mặc dù, khi nuôi phải đăng ký với cơ quan kiểm lâm; chi phí đầu tư mua con giống và xây dựng chuồng nuôi ban đầu khá cao, nhưng heo rừng dễ nuôi, ăn tạp, chăm sóc và theo dõi không khó, ít bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp; khi được chăm sóc tốt heo rất mau lớn”.
Chuồng nuôi heo rừng được thiết kế rất đơn giản bằng cách xây cột bằng xi măng hay cột gỗ trên một khoảng sân trống hình chữ nhật. Cột xây hoặc trồng cao khoảng 1m bao quanh bằng lưới B40 và có cửa mở ra vào chắc chắn. Bên trong chuồng, được thiết kế mặt bằng xi măng hoặc bằng đất và một cái hồ nước để heo xuống nước tắm dễ dàng. Anh Nguyễn Quang Huệ hiện có chuồng nuôi trong vườn cạnh nhà với hơn 100 con heo rừng các loại. Anh tâm sự: “Trước đây, tôi là chủ trang trại nuôi bò và nuôi cá… Nhưng làm ăn không hiệu quả do giá bò, cá bấp bênh nên sau khi học hỏi kỹ thuật nuôi heo rừng của những người quen, tôi quyết định đầu tư vốn xây chuồng và cho trồng chuối, rau muống, rau trai các loại trong vườn nhà rồi mua 7 con heo rừng giống đem về thả nuôi. Đến nay, đàn heo đã phát triển lên rất nhiều, tôi vừa cung cấp heo rừng giống và heo rừng thịt cho những người có nhu cầu khắp nơi”.
Anh Huệ nuôi heo rừng chủ yếu là: tấm cám, lục bình, thân cây chuối xắt nhỏ và rau, củ, cỏ các loại… Bình quân, đầu tư trên dưới 30.000đồng thức ăn/ngày, sau 12 tháng nuôi, con heo rừng sẽ đạt trọng lượng trên 100kg. Nói về kinh nghiệm khi cho heo rừng phối giống, anh Huệ bộc bạch: “Lúc heo rừng cái động đực lần đầu, tôi không vội cho phối giống mà phải chờ đến lần thứ hai mới cho phối giống. Như vậy sẽ đạt kết quả 100%. Thời gian heo rừng thụ thai đến khi sinh khoảng gần 4 tháng, mỗi lứa đẻ 5-7 con". Chuồng heo rừng được anh Huệ xây dựng trải dài trên diện tích 1.500m2 trong khu vườn rộng 8.000m2. Mỗi ô chuồng được anh thiết kế khoảng 20m2. Trong thời gian nuôi, để tránh dơ chuồng và giúp đàn heo rừng phát triển nhanh, anh Huệ còn thường xuyên theo dõi nguồn thức ăn thừa - thiếu của heo, vệ sinh chuồng sạch sẽ mỗi ngày một lần và thỉnh thoảng cho phơi chuồng dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt mầm bệnh. Nhờ vậy, đàn heo rừng nuôi của anh tăng trưởng nhanh, không bị bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp và sinh sản đều.
Trong thời gian nuôi từ cuối tháng 3/2009 đến nay, gia đình anh đã xuất bán được hàng chục con heo rừng giống và hàng trăm ký heo rừng thịt thương phẩm. Giá heo rừng giống được anh bán cả triệu đồng/con (bình quân 300.000đ/kg) và heo rừng thịt bán với giá 100.000đ/kg. Thế nhưng đàn heo rừng của anh nuôi không đủ để bán. Hiện tại, anh Huệ đang nuôi cả trăm con heo rừng các loại trong chuồng và đã được Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bến Tre cấp giấy phép chứng nhận trại chăn nuôi động vật hoang dã.
Nuôi heo rừng là mô hình đang được các ngành chức năng nghiên cứu nhân rộng để giúp người dân nhanh chóng thoát nghèo, từng bước vươn lên thành khá giàu.
Related news
Năm 2014, Trung tâm đã tiến hành xây dựng mô hình cho 35 hộ chăn nuôi lợn bằng thức ăn sinh học tại các huyện Phúc Thọ, Đan Phượng, Quốc Oai, Thạch Thất, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thanh Oai, Sơn Tây, Ba Vì, Sóc Sơn với quy mô 30 con/hộ. Bước đầu các mô hình cho hiệu quả tốt, sản phẩm đầu ra được Công ty TNHH Thực phẩm sinh học Yummyvn ký kết tiêu thụ.
Hiện, ngành chức năng và chính quyền huyện Mường Khương tăng cường các biện pháp phòng trừ, như khoanh vùng, cách ly và điều trị gia súc mắc bệnh, phun hóa chất tiêu độc, khử trùng.
Không chỉ nổi tiếng trong vùng bởi trồng măng tây hiệu quả, ông Quang còn được nhiều người khâm phục bởi tính cần cù, ham học hỏi, tìm tòi những sáng kiến mới phục vụ lao động sản xuất. Nhờ vậy, trong vụ ngập úng mới đây, từ việc chủ động đắp ô đê bao, đặt máy bơm tát nước nên khu rẫy của ông không bị ảnh hưởng gì.
Trong vụ đông xuân 2014 - 2015, các huyện vùng ngập lũ phía Tây tỉnh Tiền Giang: Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành, Tân Phước xuống giống trên 47.000 ha. Hiện nay, tranh thủ nước trong nội đồng đang rút nhanh, bà con đã tổ chức bơm sạ dề, sạ vùng đồng loạt xuống giống được 26.000 ha, diện tích còn lại dự kiến xuống giống dứt điểm trong tháng 12/2014.
Trong đó, cây actiso chiếm phần lớn diện tích (70 ha), còn lại là các loại cây như chè dây, đương quy, bạch truật, xuyên khung, gấu tầu, mộc hương, đỗ trọng… Hiện nay, các loại cây dược liệu nói trên sinh trưởng và phát triển tốt, mang lại nguồn thu nhập cao cho người trồng từ 120 - 240 triệu đồng/ha. Huyện Sa Pa phấn đấu đến năm 2015, giá trị kinh tế từ cây dược liệu trên địa bàn huyện đạt trên 5 tỷ đồng