Mô hình nuôi cá lồng lăng đen cho hiệu quả cao
Để mở hướng nuôi trồng thủy sản mới, năm 2021, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội xây dựng mô hình nuôi cá lồng lăng đen, quy mô 600 m3, thực hiện tại 2 điểm: Phú Châu (huyện Ba Vì), Văn Đức (huyện Gia Lâm), mỗi điểm 1 hộ tham gia, bước đầu cho hiệu quả cao.
Cá lăng có giá trị dinh dưỡng cao, không có xương dăm, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Đây là loài cá da trơn, sinh sống ở tầng đáy, nhiều phù sa, nước chảy chậm, tĩnh. Cá lăng ăn các loại côn trùng trên mặt nước, ấu trùng trong nước, tôm, cua, cá nhỏ. Qua nghiên cứu cho thấy, cá lăng có thể phát triển tốt trong môi trường lồng, bè với thức ăn chủ động.
Nhận thấy nuôi loại cá này có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với nhiều địa phương, nhất là khu vực có nhiều sông, suối, hồ, đầm… từ tháng 5/2021, đơn vị triển khai mô hình 6.000 con cá lăng đen giống kích cỡ 10 – 12 cm/con (15 – 30 g/con), trong đó: 50% vốn Nhà nước hỗ trợ (6.480 kg loại 30% protein), 50% vốn do người dân đối ứng. Đến nay, đàn cá này phát triển đều, khỏe mạnh, trung bình đạt 1,5 kg/con, tỷ lệ sống đạt trên 70%; năng suất trung bình 12 kg/m3, thu lãi 100 – 120 triệu đồng/300 m3.
Theo anh Phạm Ngọc Thanh – chủ hộ nuôi trồng thủy sản ở xã Phú Châu (huyện Ba Vì) cho biết, gia đình đã chủ động học hỏi cách nuôi cá lăng thương phẩm, sau 7 tháng, mô hình cá lăng cho thu hoạch, thu nhập hơn 100 triệu đồng. Một số nhà hàng, đơn vị đang nhận bao tiêu sản phẩm khi cá đạt trọng lượng lý tưởng, do đó thời gian tới, gia đình sẽ đầu tư thêm lồng nuôi mới, mở rộng quy mô.
Qua thực tế triển khai mô hình của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cho thấy, nuôi cá lồng lăng đen thương phẩm có ưu điểm dễ chăm sóc, nuôi được mật độ cao, tận dụng dòng chảy, môi trường nước ít ô nhiễm, lượng ôxy trong nước cao, cá sinh trưởng phát triển tốt, giảm chi phí trong quá trình nuôi. Khi tham gia mô hình, người dân được tập huấn kỹ thuật, thay đổi nhận thức trong phòng và trị bệnh bằng chế phẩm sinh học, không sử dụng kháng sinh, từ đó, tạo sản phẩm sạch, góp phần bảo vệ môi trường. Mô hình bước đầu tạo vùng nuôi cá lồng tập trung bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và là nơi các địa phương tham quan, học tập…
Related news
Các tiêu chuẩn của cá giống thả nuôi? Cách thả cá giống đạt tỷ lệ sống cao?
TS Lê Hữu Quỳnh Anh tại Đại học Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh cùng các cộng sự đã hoàn thành đề tài nghiên cứu xây dựng mô hình điển hình xử lý
Ấu trùng tôm bị dính chân là hiện tượng phổ biến xảy ra trong quá trình ương. Bệnh xảy ra ở tất cả các giai đoạn từ Nauplius cho tới Post