Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Cá Lóc Trong Vèo Ở Tiền Giang

Mô Hình Nuôi Cá Lóc Trong Vèo Ở Tiền Giang
Publish date: Tuesday. July 10th, 2012

Vài năm gần đây anh Nguyễn Văn Tuấn ở ấp Mỹ Bình, xã Mỹ Hạnh Đông (huyện Cai Lậy) đã thành công với mô hình nuôi cá lóc trong vèo, góp phần nâng cao mức sống gia đình.

Thông qua các lớp tập huấn khuyến ngư và tham khảo sách báo, anh Tuấn nắm vững kỹ thuật nuôi cá lóc trong vèo. Lúc đầu, anh thiết kế 3 vèo bằng lưới nylon, loại kích cỡ dày có diện tích 9 m2/vèo, làm xong anh mua cá giống ở tỉnh Đồng Tháp về thả. Do nắm vững kỹ thuật chăm sóc nên đàn cá của anh nuôi tăng trưởng nhanh, hơn 4 tháng tuổi trọng lượng bình quân đạt 0,4 kg/con. Bình quân anh nuôi 4-5 tháng/lứa, tùy theo kích cỡ con giống. Kinh nghiệm nuôi cá lóc trong vèo của anh là chọn loại cá giống có trọng lượng khoảng 60 g/con, mật độ thả khoảng 50 con/m2, mỗi lứa thả khoảng 1.500 con chia đều trong 3 vèo. Sau khi nuôi hơn 4 tháng, trừ hao hụt 10% anh thu được trên 0,5 tấn cá thương phẩm, bán giá bình quân 40.000 đồng/kg, nuôi 2 đợt/năm, tổng thu 44 triệu đồng; trừ các khoản chi phí thức ăn, thuốc thú y, công chăm sóc, con giống anh thu lãi khoảng 30 triệu đồng.

Anh Tuấn cho biết: Trong quá trình nuôi, thực hiện kỹ thuật nghiêm ngặt, trước khi thả con giống, phải để cá trong túi nylon từ 10-15 phút, cho nước vào túi, từ từ thả cá ra ao. Đặc biệt, trước khi thả cá phải "tắm" cá bằng nước muối có nồng độ 5% và thả cá vào sáng sớm hay chiều mát. Thức ăn cho cá dùng các loại tép, cá con và thức ăn chế biến gồm cá tạp hoặc phế phẩm ở cơ sở chế biến thủy sản như đầu, đuôi, xương cá... xay nhuyễn, sau đó trộn với bột tương, cám, men tiêu hóa, vitamin và muối khoáng thích hợp. Cá còn nhỏ cho 3 lần/ngày, khi cá được 2 tháng tuổi cho ăn 2 lần/ngày, cá lớn cho ăn 1 lần/ngày cho tới khi xuất bán.

Mô hình nuôi cá lóc trong vèo có ưu điểm là không cần diện tích lớn, tận dụng một số diện tích mặt nước trong ao, hồ hoặc mép kênh để làm vèo nuôi. Mặc dù cá nuôi trong vèo nhưng thức ăn cho cá từ nguồn cá biển và cá tạp tự nhiên nên thịt cá chắc và ngon. Đây là mô hình mới ở xã Mỹ Hạnh Đông được nhiều nông dân trong xã tham quan học tập kinh nghiệm, mở rộng diện tích nuôi cá lóc trong vèo nhất là vào mùa nước nổi vì thời điểm này, thức ăn có sẵn trong tự nhiên như cua, ốc, cá tạp nhiều, nông dân sử dụng để làm thức ăn nuôi cá lóc, hạn chế chi phí, nâng cao lợi nhuận.


Related news

Hào hứng biogas Hào hứng biogas

Từ khi dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) được triển khai về xã Tân Dĩnh (huyện Lạng Giang, Bắc Giang) đã có khoảng 350 hộ gia đình xây, lắp công trình khí sinh học, môi trường sống được đảm bảo.

Wednesday. November 18th, 2015
Cánh đồng lớn vướng gì thiếu cơ chế ràng buộc Cánh đồng lớn vướng gì thiếu cơ chế ràng buộc

Làm cánh đồng lớn (CĐL) là nhằm đẩy mạnh mối liên kết 4 nhà, trong đó liên kết giữa DN và nông dân được thể hiện bằng hợp đồng cung cấp vật tư đầu vào và bao tiêu nông sản hàng hóa đầu ra.

Wednesday. November 18th, 2015
Trồng rừng FSC, đôi bên cùng lợi Trồng rừng FSC, đôi bên cùng lợi

Từ ngã ba Thạch Trụ, huyện Mộ Đức theo QL 24 lên trung tâm huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi là những cánh rừng keo lai bạt ngàn, do Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Ba Tơ (Vinafo BaTo) quản lý.

Wednesday. November 18th, 2015
Tưới tiết kiệm cho bưởi da xanh Tưới tiết kiệm cho bưởi da xanh

Nhờ lượng nước tưới có kiểm soát, những chất dinh dưỡng trên bề mặt đất không bị trôi đi, đất luôn đạt độ pH ổn định.

Wednesday. November 18th, 2015
Sáng kiến phát triển sản xuất lúa gạo Sáng kiến phát triển sản xuất lúa gạo

Mục tiêu của dự án giai đoạn đầu là nâng cao kiến thức canh tác lúa và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật cho người nông dân theo hướng bảo vệ môi trường bền vững và an toàn sức khỏe cho cộng đồng.

Wednesday. November 18th, 2015