Home / Cá nước ngọt / Cá chim

Mô hình nuôi cá chim trắng ở Bắc Giang - Phần 1

Mô hình nuôi cá chim trắng ở Bắc Giang - Phần 1
Author: Kim Lan
Publish date: Friday. August 26th, 2016

Thành phố Bắc Giang là một trong các địa phương tuy tiềm năng mặt nước nuôi trồng thủy sản không lớn (có gần 400 ha) nhưng được người nuôi chú trọng nên năng suất bình quân và sản lượng khá cao so với các địa phương khác trong tỉnh.

Do đó, để giúp cho người dân nắm bắt được kiến thức khoa học và kỹ năng thực hành cách tổ chức sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bắc Giang đã phối hợp với Trạm Khuyến nông Thành phố xây dựng mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng với quy mô 1,5 ha tại xã Song Mai và xã Đa Mai.

Hộ nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ giá giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh cho cá và được tập huấn hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi.

Cá chim trắng nước ngọt được nhập vào Việt Nam từ năm 1998.

Đến năm 2000, việc cho sinh sản nhân tạo cá theo quy trình công nghệ sản xuất giống cá của Trung Quốc đã thành công.

Cá sống trong môi trường nước có nhiệt độ từ 21 - 32oC, nhưng thích hợp trong khoảng từ 28 - 30oC.

Cá chim trắng nước ngọt chịu nhiệt độ thấp tương đối kém, dưới 10oC có biểu hiện không bình thường và chết, lúc này cá giống rất dễ mắc bệnh trùng quả dưa, trùng bánh xe, nấm.

Cá chim có thể sống bình thường ở độ mặn dưới 5 - 10%, cá chết ở độ mặn 15%.

Cá có thể sống ở trong các thủy vực chật hẹp như ao, hồ, đầm.

Với độ pH từ 5,6 - 7,4.

Cá có tập tính sống tập trung thành bầy đàn và di chuyển theo bầy.

Cá chim trắng nước ngọt là loài cá ăn tạp.

Chúng có thể ăn các thức ăn có nguồn gốc thực vật, động vật như thực vật thủy sinh, tôm, cá con, các loài nhuyễn thể.

Cá rất tích cực bắt mồi, nuốt rất nhanh.

Thức ăn trong dạ dày của mẫu cá thu được trong ao chủ yếu là chất xơ thực vật, hạt ngũ cốc, lúa.

Qua thực tế nuôi cho thấy, giống cá này có nhiều ưu điểm, nổi bật nhất là khả năng ăn tạp, từ các loài động vật phù du như tép, giun đến các loài rau, bèo, tảo… cả các loài động thực vật nguyên sinh có sẵn trong môi trường ao nuôi.

Cá rất nhanh lớn, nhất là giai đoạn đầu, nếu ao nuôi gắn liền với nguồn nước chủ động thì cá phát triển rất nhanh, đáy ao dù là đất thịt hay cát pha thịt đều có thể nuôi được giống cá này.

Yêu cầu ao nuôi:

- Diện tích tuỳ thuộc thực tế, nhưng tối thiểu cũng 500m2, tuy nhiên ao càng rộng càng tốt.

- Ao cần thông thoáng có độ sâu: 1,5-1,8m.

Mật độ cá thả:

- 5-10con/m2.

Chuẩn bị ao:

- Hút cạn nước, vét bùn sâu, giữ lại bùn từ 20-30cm

- Làm vệ sinh ao: Tẩy trùng bằng vôi, 8-10kg/m2, phơi đáy ao 2-3 ngày khi thấy mặt bùn nức chân chim là tốt nhất.

- Bón lót đáy ao: Phân chuồng 25-30kg/100m2, phân xanh 25-30kg/100m2, rải đều phân, dùng trâu bừa 1-2 lần, đưa nước sâu 30-40cm ngâm ao 2-3 ngày.

- Trước khi thả cá mực nước ao phải đảm bảo 1,0-1,2m.

Mùa vụ thả cá: Có thể từ tháng 2-3 hoặc tháng 5-6 dương lịch.


Related news

Kỹ Thuật Nuôi Vỗ Cá Chim Trắng Kỹ Thuật Nuôi Vỗ Cá Chim Trắng

Trong sinh sản nhân tạo cá, việc nuôi vỗ cá bố mẹ có ý nghĩa quyết định đến sự thành thục tuyến sinh dục cá, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sinh sản

Friday. February 18th, 2011
Cần Thận Trọng Khi Nuôi Cá Chim Trắng Cần Thận Trọng Khi Nuôi Cá Chim Trắng

Mặc dù Bộ Thuỷ sản đã chính thức công bố hai mẫu cá nuôi tại Đồng Nai là cá chim trắng chứ không phải cá dữ piranhas, theo nhiều chuyên gia, vẫn không nên phát triển đại trà loài cá này

Friday. February 18th, 2011
Quy Trình Kỹ Thuật Nuôi Cá Chim Trắng Quy Trình Kỹ Thuật Nuôi Cá Chim Trắng

Cá chim trắng nước ngọt có tên khoa học là: Colossoma brachypomum, thuộc họ cá Chép, nguồn gốc ở sông Amazon Nam Mỹ, được du nhập vào Trung Quốc năm 1985 và đến năm 1988 loài cá này đã được nghiên cứu sinh sản nhân tạo thành công

Friday. February 18th, 2011