Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô hình kết hợp nuôi cá – lúa những kỹ thuật cần lưu ý

Mô hình kết hợp nuôi cá – lúa những kỹ thuật cần lưu ý
Publish date: Wednesday. August 19th, 2015

Ngoài ra, khi thu hoạch lúa hè thu chính vụ là thời điểm nước lũ tràn về, không trồng lúa được, đất ruộng bỏ trống. Lúc này người dân vùng lũ sống bằng nghề khai thác thủy sản tự nhiên nhưng nguồn lợi này ngày một cạn kiệt, nông dân lại không có việc làm. Ở đây nông dân chủ yếu trồng lúa, dù năng suất thấp giá cả bấp bênh nhưng cây lúa vẫn là nguồn thu chính.

Mặt khác, trong ba vụ lúa chỉ có vụ Đông Xuân đạt hiệu quả, hai vụ còn lại năng suất thấp, lợi nhuận thấp hoặc không lợi nhuận nên nông dân làm mà không có dư. Cho nên việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm giúp nông dân tăng thu nhập trên cùng diện tích canh tác, tạo việc làm và cải thiện đời sống, góp phần xây dựng nông thôn mới bằng các mô hình khuyến nông như mô hình kết hợp nuôi cá - trồng lúa đã tạo nên bước đột phá giúp nông dân làm giàu trên mảnh đất của mình một cách bền vững.

Khi thu hoạch lúa vụ hè thu sớm (vụ 2) xong, nông dân bắt đầu chuẩn bị ao mương chiếm 15 - 20% của diện tích ruộng để thả cá, có thể tận dụng ao có sẵn tiếp giáp ruộng cải tạo lại và chỉ đào thêm mương bao xung quanh ruộng. Song song với việc chuẩn bị mương thả cá thì chuẩn bị ruộng để sạ vụ hè thu chính vụ (vụ 3). Lúa sạ thưa theo hàng hoặc cấy. Khi lúa hoàn tất giai đoạn đẻ nhánh khoảng 30 ngày bơm nước vào để cá lên ruộng ăn sâu rầy và cá cung cấp phân cho lúa.

Thu hoạch lúa hè thu chính vụ xong cho nước vào ruộng và cho hết cá lên ruộng, giai đoạn này đặc biệt chú ý rào lưới xung quanh ruộng và ao thật kỹ, kiểm tra lưới thường xuyên hàng ngày để bảo vệ cá nhất là khi có nước lũ về. Thời gian này cá lớn rất nhanh và không cần cho ăn thức ăn viên. Đến lúc nước lũ rút, cá cũng đạt kích cỡ thương phẩm xuất bán và chuẩn bị cho vụ lúa Đông-Xuân.

Có một số lưu ý:

- Thiết kế ao xung quanh ruộng phải có đường để máy gặt đập vào được giúp giảm chi phí thu họach. Diện tích ao nuôi tốt nhất là 15 - 20% diện tích ruộng.

- Nên chọn loài nuôi và thả mật độ phù hợp điều kiện đầu tư của nông hộ. Các loại cá có thể thả nuôi thịt: rô đồng là chính (khoảng 70 - 80%) còn 20 - 30% ghép thêm một trong những loài như cá sặc rằn, chép, mè trắng, mè vinh. Mật độ khoảng 5 con/m2 là vừa.

- Cá giống được thả trước ở mương. Khi lúa khoảng 1 tháng nâng nước tối đa khoảng 1 tuần cho cá lên hết hiệu quả diệt sâu rầy rất cao, rồi giảm mực nước xuống để cho cá lên ruộng được. Khi nào rút cá xuống mương thì rút nước từ từ để cá dễ xuống. Phải theo giai đoạn phát triển của cây lúa mà cho cá lên ruộng, cá lên ruộng càng nhiều càng phát triển nhanh và giảm được thức ăn viên, giảm chi phí.

- Cá con mới thả định kỳ phòng bệnh bằng vôi và muối, cá nhỏ cho ăn thức ăn viên, cá lớn trồng thêm rau muống quanh bờ ruộng làm thức ăn cho cá để giảm chi phí, khi thu hoạch lúa vụ 3 xong cho hết cá lên ruộng nên không cần cho ăn thức ăn, tùy vào thời kỳ sinh trưởng của cây lúa mà nâng nước cho cá lên ruộng, hiệu quả cá ăn sâu rầy rất tốt.

- Khi thực hiện mô hình này thì cá ăn sâu rầy nên không cần xịt thuốc sâu, chỉ có xịt thuốc bệnh lem lép hạt và khô cổ bông và giảm được lượng phân.

- Làm bờ bao và rào lưới bảo vệ chắc chắn, vào mùa lũ kiểm tra lưới hàng ngày.

- Nên có trồng rau màu trên bờ hoặc có bèo để cung cấp thức ăn thêm cho cá để giảm chi phí.

- Lưu ý tính ăn của từng loài cá để cung cấp đủ và đúng loại thức ăn và chọn thời điểm bán cá theo nhu cầu thị trường.

- Những hộ liền kề có thể hợp tác thành tổ để giảm chi phí về công quản lý chăm sóc.

- Lúa sạ thưa theo hàng hoặc cấy. Nên giảm phân đạm tăng kali cho lúa cứng cây năng suất cao, tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học.

- Phải có sổ nhật ký ghi chép hàng ngày những công việc trong quá trình nuôi giúp nông dân dễ dàng hạch toán được hiệu quả kinh tế và là cơ sở để truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhất là sản phẩm xuất khẩu.

- Về chọn thời điểm bán cá cũng quyết định rất lớn đến hiệu quả kinh tế, xác định nhu cầu thị trường để bán cá có giá cao như cá rô đồng bán trước khi lũ về, cá chép bán trước tết, mè trắng và sặc rằn bán vào dịp tết để xay chả hoặc làm khô.

Với 01ha đất, hàng năm bà con thu lời từ cá khoảng 50 triệu đồng và lời từ lúa khoảng 50 triệu, cho nên mô hình kết hợp nuôi cá và 3 vụ lúa này lời gấp đôi so với chỉ trồng 3 vụ lúa. Đặc biệt là tạo ra sản phẩm cá và lúa an toàn, sản xuất thân thiện với môi trường và phát triển bền vững trong tương lai.


Related news

Giao Phong Khai Thác Thế Mạnh Vùng Đồng Màu Giao Phong Khai Thác Thế Mạnh Vùng Đồng Màu

Với lợi thế vùng đồng màu cùng với kinh nghiệm sản xuất qua nhiều năm tích lũy, các hộ nông dân xã Giao Phong (Giao Thủy) đã thực hiện nhiều biện pháp thâm canh, chuyển đổi mạnh về cơ cấu cây trồng với các công thức luân canh, xen canh, gối vụ hoặc trồng cây rau màu trái vụ một cách hợp lý, phù hợp với từng chất đất và mùa vụ, tổ chức sản xuất hàng hóa gắn với dịch vụ thị trường tạo nên nhiều cánh đồng cho thu nhập hàng trăm triệu trên mỗi ha.

Friday. October 17th, 2014
Tái Cơ Cấu Ngành Lâm Nghiệp Tập Trung 4 Nhiệm Vụ Trọng Tâm Tái Cơ Cấu Ngành Lâm Nghiệp Tập Trung 4 Nhiệm Vụ Trọng Tâm

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp, trong đó tập trung ưu tiên 4 nhiệm vụ trọng tâm, gồm: 1- Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất; 2- Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến; 3- Phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp; 4- Phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ.

Friday. October 17th, 2014
Hiệu Quả Từ Vốn Vay Ưu Đãi Cho Người Nghèo Hiệu Quả Từ Vốn Vay Ưu Đãi Cho Người Nghèo

Thuộc diện hộ nghèo của xã Cam Thủy (Cam Lộ), gia đình ông Lê Phước Hoàng được chính quyền địa phương tạo điều kiện cấp đất ở vùng kinh tế mới Cam Thủy Bắc để phát triển sản xuất. Có đất đai và sức lao động nhưng vì không có vốn đầu tư sản xuất nên thời gian đầu ông Hoàng chỉ trồng được vài giống cây ngắn ngày.

Friday. October 17th, 2014
Khôi Phục Và Phát Triển Cây Trồng Chủ Lực Ở Tân Liên Khôi Phục Và Phát Triển Cây Trồng Chủ Lực Ở Tân Liên

Hồ tiêu là một trong những loại cây chủ lực xóa đói giảm nghèo ở xã Tân Liên, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Tuy nhiên, khoảng từ năm 2009-2012 vì lý do cây bị bệnh chết nhanh, giá cả không ổn định nên nhiều người dân tạm ngừng trồng tiêu, chuyển sang trồng các loại cây khác.

Friday. October 17th, 2014
Cà Phê Nhiều Nhưng Không Tinh Cà Phê Nhiều Nhưng Không Tinh

Xây dựng hình ảnh một "đại gia" trong ngành cà phê thế giới nhưng chỉ có 5% trong tổng lượng cà phê xuất khẩu từ VN là qua chế biến, 95% là xuất thô.

Friday. October 17th, 2014