Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Chăn Nuôi Bằng Đệm Lót Sinh Học

Mô Hình Chăn Nuôi Bằng Đệm Lót Sinh Học
Publish date: Sunday. May 12th, 2013

Xu hướng nông nghiệp đô thị ngày càng phát triển, tiếp thu những ứng dụng hiệu quả trong chăn nuôi, trang trại (TT) ông Trần Văn Lý (ấp 1, xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo) đã bắt đầu ứng dụng đệm lót sinh học trong nuôi heo, góp phần tích cực vào việc hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh về giá thành.

Là chủ một TT kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi thuộc dạng “có tiếng” ở Phú Giáo, ông Trần Văn Lý khởi nghiệp từ năm 2000, cây trồng, vật nuôi tại TT của hộ gia đình ông khá đa dạng (gà, vịt, thỏ, heo, trồng cao su, trồng tiêu…). Hơn 10 năm gắn bó với nông nghiệp, đến nay ông đã và đang dần chuyển đổi từ mô hình chăn nuôi truyền thống sang mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học.

Trước đây, chăn nuôi luôn bị bấp bênh bởi giá heo thành phẩm rất thấp. “Lỗ khoảng 500.000 - 700.000 đồng/con, vậy trung bình trại heo của tôi có 300 - 500 con cũng lỗ gần 1 tỷ đồng”, ông Lý nói. Vì vậy, sau khi nghiên cứu mô hình đệm lót sinh học, ông đã mạnh dạn thay đổi, bắt đầu ứng dụng với TT của mình.

Hiện, tổng đàn heo tại TT là khoảng 400 con, vừa cải tạo chuồng mới, vừa xây dựng thêm với số vốn dự trù là 1 tỷ đồng, trong đó, kinh phí đầu tư cho đệm lót sinh học là 150 triệu đồng. Tuy mới áp dụng được 4 tháng, nhưng ông đã nhận thấy những hiệu quả bước đầu rất rõ rệt, đàn heo của ông nuôi trên nền đệm lót lên men, phát triển khỏe mạnh, ít bị bệnh lại tăng trưởng nhanh. Ông nhẩm tính, “Nuôi heo với phương pháp này, chi phí khoảng 3,3 - 3,5 triệu đồng/con. Vậy là vẫn lời được 300.000 - 500.000 đồng/ con. Thời buổi này không tự nghiên cứu, mày mò, thay đổi thì dễ bị co cụm rồi giải thể lắm!”, ông Lý chia sẻ.

Đệm lót sinh học trong chăn nuôi là phương pháp nuôi dưỡng vật nuôi trên đệm lót chuồng có chứa một quần thể các vi sinh vật có thể tồn tại cùng nhau trong đệm lót, có khả năng phân giải mạnh chất hữu cơ và ức chế các vi sinh vật có hại, gây bệnh. Đồng thời, có tác dụng lên men tiêu hủy phân, nước tiểu làm giảm các khí độc và mùi hôi trong chuồng, tạo môi trường trong sạch, không ô nhiễm, ít ruồi muỗi cũng như vi sinh vật gây hại. Nhờ vậy, vật nuôi sống thoải mái, giảm căng thẳng, tăng sinh trưởng và có sức đề kháng cao. Sau thời hạn từ 2 - 4 năm sử dụng, các chất đệm lót được đưa ra và sử dụng làm phân bón cho cây trồng rất tốt nhờ có hàm lượng dinh dưỡng cao. Nguyên liệu được sử dụng làm đệm lót chuồng là bột bắp, mùn cưa, trấu trộn đều với nhau làm nền thay cho nền xi măng. Như vậy, sử dụng mô hình này, người chăn nuôi tiết kiệm được tiền điện, nước, nhân công lao động, do không phải tắm cho heo, rửa chuồng và giảm đáng kể công quét dọn chuồng. Ngoài ra, khi heo ăn men vi sinh từ đệm lót sẽ giúp tiêu hóa tốt thức ăn, thời gian nuôi giảm xuống còn 4 tháng, thay vì nuôi theo truyền thống phải mất 5 tháng heo mới đạt 1 tạ/con”.

Được biết, đệm lót sinh học chứa các vi sinh vật có lợi và rất hiệu quả trong việc phòng chống các dịch bệnh có hại trên đàn gia súc, gia cầm. Vì vậy, sau khi thử nghiệm chăn nuôi hiệu quả trên đàn heo, hộ chăn nuôi này sẽ tiếp tục ứng dụng đối với hơn 10.000 con gia cầm hiện hữu.


Related news

Sen tiếp tục rớt giá Sen tiếp tục rớt giá

Toàn huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) có hơn 40ha trồng sen. Hiện nay nông dân trong huyện bắt đầu thu hoạch rộ. Tuy nhiên, càng vào chính vụ sen càng rớt giá so với cách đây gần 1 tháng. Ông Nguyễn Văn Hải ở ấp 6, xã Tân Hội Trung có hơn 3 công sen.

Thursday. April 23rd, 2015
Nỗi lo cũ giữa mùa gặt mới Nỗi lo cũ giữa mùa gặt mới

Bây giờ là thời điểm nông dân trong tỉnh Quảng Ngãi rộn ràng thu hoạch lúa đông xuân. Lúa được mùa mang niềm vui đến những cánh đồng. Và vụ lúa mới lại sắp bắt đầu với bao nỗi lo không hề nhỏ…

Thursday. April 23rd, 2015
Tăng thu nhập nhờ luân canh cây trồng Tăng thu nhập nhờ luân canh cây trồng

Nhờ biết luân canh cây trồng nên gia đình ông Đỗ Thế Năng (thôn Cẩm Sơn, xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) có thu nhập bình quân 200 triệu đồng/năm.

Thursday. April 23rd, 2015
Trái cây Đồng Bằng Sông Cửu Long vào mùa nỗi lo giá cả thất thường Trái cây Đồng Bằng Sông Cửu Long vào mùa nỗi lo giá cả thất thường

Nông dân các tỉnh ĐBSCL đang vào mùa thu hoạch trái cây các loại. Năm nay thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng gay gắt khiến nhiều vườn trái cây ra hoa, đậu trái thấp, bên cạnh đó còn là nỗi lo rớt giá khi vào thời điểm thu hoạch rộ.

Thursday. April 23rd, 2015
An Giang vào mùa thu hoạch xoài núi An Giang vào mùa thu hoạch xoài núi

Nông dân vùng núi đang thu hoạch rộ các loại xoài núi nhưng giá bán chỉ bằng phân nửa so năm trước. Ông Trần Hà Khê (ngụ ấp An Thạnh, xã Lê Trì, Tri Tôn, An Giang), vừa thu hoạch 50 gốc xoài Thanh Ca tại bến Ô Vàng (núi Dài), năng suất đạt 9 tấn, bán tại chỗ 8.500 đồng/kg, thấp hơn 8.000 đồng/kg so năm trước.

Thursday. April 23rd, 2015