Mê mẩn với giàn bầu Thiên Nga cực lạ mắt nhờ kỹ thuật trồng đơn giản
Kỹ thuật trồng bầu Thiên Nga tại nhà cũng không khác gì so với các loại bầu thông thường. Điểm thu hút người trồng ở loại quả này đó là hình thù lạ mắt giống y chang chim Thiên nga.
Bầu Thiên Nga có hình dáng khá độc đáo giống y chang chú chim Thiên Nga. Ảnh minh họa
Kỹ thuật trồng bầu Thiên Nga cũng khá đơn giản, có thể phù hợp nhiều loại đất trồng, không mất công chăm bón nhiều nhưng cho ra quả cực cao giúp cả nhà ăn mãi không hết mùa hè.
Giống bầu Thiên Nga này được nhập khẩu 100% từ Nga. Bầu Thiên Nga khá phổ biến ở các nước phương Tây nhưng lại khá lạ ở Việt Nam nên được nhiều người ưa chuộng.
Chuẩn bị vật dụng trồng bầu Thiên Nga
Không cần quá cầu kỳ, vật dụng cũng quá đơn giản có thể tận dụng thùng xốp, chậu nhựa nếu nhà không có khoảng đất nào. Cần chọn chậu hoặc thùng xốp có đường kính từ 40 - 60 cm, chiều cao > 40cm để đảm bảo đủ đất cho quả phát triển sau này. Mỗi chậu như vậy chỉ nên trồng 1 dây bầu.
Đất trồng cây phải tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Nếu bạn không có đất thì khi mua giống mua luôn đất ngoài cửa hàng giống cây trồng bán rất nhiều. Trên thị trường, giá hạt giống bầu hồ lô Thiên Nga đao dộng từ 4.000 - 5.000 đồng/hạt. Nếu mua theo gói, khách phải trả từ 20.000 - 125.000 đồng/gói.
Cách ủ hạt bầu Thiên Nga
Chúng ta cần xử lý hạt bầu trước khi đem trồng vì loại hạt này có vỏ dày nếu cứ thế cắm xuống đất sẽ rất khó nảy mầm và tỷ lệ thành công sẽ giảm. Vì vậy hạt cần được ngâm hạt trong nước ấm khoảng nửa tiếng. Nhớ ngâm hạt không quá một ngày. Sau đó đem ủ tới khi hạt nứt mầm ra. Trong thời gian ủ, cần tưới nước thường xuyên để kích thích hạt nhanh nảy mầm.
Kỹ thuật trồng bầu Thiên Nga khá đơn giản chỉ cần ngâm ủ hạt trước khi trồng là tỷ lệ thành công cao. Ảnh minh họa
Kỹ thuật trồng bầu Thiên Nga
Kỹ thuật trồng bầu Thiên Nga khá đơn giản, cũng giống như những loại bầu bình thường. Sau khi đã tiến hành bước ngâm hạt, hạt đã nảy mầm thì lấy ra rồi tiến hành gieo. Gieo hạt chỉ cách bề mặt đất khoảng 1cm, không nên chôn quá sâu hạt sẽ khó nảy mầm và phát triển. Thời gian mới trồng bầu cần đem vào nơi mát mẻ, sau vài ngày khi cây con đã nhú thì cho tiếp xúc với ánh nắng nhưng không được trực tiếp. Nếu phơi nắng quá nhiều mầm con sẽ héo và không đủ sức đề kháng để tiếp tục vươn lên.
Cách chăm sóc bầu Thiên Nga
Khi trồng bầu Thiên Nga, những ngày đầu cần chăm sóc và kiểm tra thường xuyên xem cây có nảy mầm hay không, nếu không nên dặm các hạt khác vào. Sau 15 - 20 ngày, cây sẽ phát triển rất nhanh. Lúc này bạn tay vào làm giàn để giúp cây bầu leo. Giàn bầu tùy theo điều kiện của từng gia đình có thể dùng bằng chất liệu khác nhau như tre, dây thừng hoặc giàn sắt mỏng cố định sẽ dùng được qua nhiều năm. Để giúp cây phát triển cần tưới nước thường xuyên, bón chút phân đạm giúp cây nhanh lớn.
Kỹ thuật trồng bầu Thiên Nga không cần chăm sóc nhiều nhưng vẫn cho trái sai trĩu giãn. Ảnh minh họa
Cách xử lý hoa thụ phấn đậu quả bầu Thiên Nga
Khi cây ra hoa có thể để cây tự thụ phấn nhờ gió hoặc côn trùng. Tuy nhiên nếu trường hợp hoa đậu ít cần phải khắc phục bằng cách bạn có thể tự thụ phấn được. Cách thụ phấn cho bầu cũng không quá khó chỉ cần bạn phân biệt được đâu là hoa đực và đâu là hoa cái thì quá dễ dàng. Bạn cần quan sát nếu thấy hoa đực nở to và hạt phấn đã bung ra xung quanh, ngắt hoa đực đó, lấy nhụy của hoa đực cho tiếp xúc nhụy của hoa cái. Sau khi đã được thụ phấn, nếu thành công sau 24-48 giờ hoa cái sẽ cong xuống và hình thành trái non, lúc này trái sẽ lớn rất nhanh.
Thu hoạch bầu Thiên Nga
Trồng bầu Thiên Nga sẽ không để bạn chờ lâu vì chúng phát triển rất nhanh chỉ trong vòng hơn một tháng là đã có thể hái trái. Bầu là món ăn cực mát và bổ. Đã có thời gian giống bầu này từng gây sốt người tiêu dùng bởi chính đặc điểm hình dáng lạ mắt của chúng.
Related news
Là loài cây sở hữu nhiều công dụng, có kỹ thuật trồng cây không khó và là món ăn ngon của nhiều người trên toàn thế giới, bí ngô được trồng rộng rãi ở khắp nơi.
Kỹ thuật trồng cây bí ngô tí hon tại nhà có thể áp dụng trên sân thượng, trong thùng xốp vô cùng đơn giản.
Cây bí ngồi có cái tên khá đặc biệt, cùng họ với loài bí thông thường và có kỹ thuật trồng cây cũng tương tự họ Bầu bí. Người dân có thể tự trồng loài thực vật