Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Măng Tây Xanh Cây Trồng Cho Thu Nhập Cao

Măng Tây Xanh Cây Trồng Cho Thu Nhập Cao
Publish date: Friday. January 30th, 2015

Sau 8 tháng đưa giống cây măng tây xanh về trồng thử nghiệm tại thôn Trước, xã Tự Lạn (Việt Yên, Bắc Giang), mô hình này của Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Bắc Giang được nhiều người đánh giá là giống cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Anh Đặng Văn Thiêm, hộ dân tham gia mô hình cho biết: “Tháng 5-2014, gia đình tôi được nhận hỗ trợ về giống, phân bón, kỹ thuật để trồng ba sào măng tây xanh. Đến nay, cây đã cho thu hoạch mầm được gần một tháng. Hiện mỗi ngày tôi hái chồi măng một lần, năng suất đạt 5kg/sào, bán với giá 60 nghìn đồng/kg. Số lượng ít nên chỉ bán cho nhà hàng theo hợp đồng ký kết giữa hai bên". Hiện tại hộ anh Thiêm đã mở rộng diện tích thêm hơn hai sào nữa.
Theo tài liệu của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, măng tây xanh là giống cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao. Măng dùng làm rau sống, xay sinh tố và chế biến các món canh bổ dưỡng; đồng thời giúp phòng tránh một số bệnh như: Táo bón, đau bàng quang, ung thư, chống lão hóa và béo phì…
Đây là loại cây dễ trồng, chăm sóc, thích hợp với thời tiết nắng ấm, tránh trồng vào mùa lạnh (cây không phát triển). Hạt măng tây xanh được gieo trong bầu ươm, sau khoảng ba tháng mang ra ngoài ruộng trồng với khoảng cách cây cách cây 30 cm. Giống cây này phù hợp trên đất màu tơi xốp, thoát nước, không sử dụng phân bón hóa học trong quá trình chăm sóc mà chỉ dùng phân vi sinh, phân hữu cơ.
Cây có thể cao từ 1,5 - 2m; sau 6 tháng chăm sóc, măng cho thu hoạch chồi hàng ngày (trừ ngày rét dưới 10 độ C), năng suất đạt 3 - 5 kg/sào/ngày. Thời gian cây cho khai thác chồi kéo dài 7 - 10 năm.
Anh Nguyễn Văn Thành, chủ nhiệm mô hình nói: “Đây là giống cây trồng mới, sản phẩm bảo đảm sạch lại bổ dưỡng nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện nay, có nhiều hộ dân tại Việt Yên đã tìm hiểu về giống cây này để mở rộng diện tích sản xuất trong thời gian tới. Với giá bán hiện tại từ 40-60 nghìn đồng/kg, cây trồng này giúp nông dân có thu nhập khá; ngoài ra lá cây còn bán được cho các cửa hàng hoa”.


Related news

Giảm đáng kể lượng gạo ùn tắc tại khu vực biên giới Giảm đáng kể lượng gạo ùn tắc tại khu vực biên giới

Theo anh Nguyễn Văn Ba, công nhân lái xe của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhẫn Hồng Ngọc Việt, từ đầu tháng 5 trở lại đây, việc vận chuyển gạo xuất khẩu đã thông thoáng hơn, chấm dứt tình cảnh trực chờ ùn tắc dài ngày trước đó.

Tuesday. May 12th, 2015
Tập trung tái canh cây cà phê Tập trung tái canh cây cà phê

Do đầu tư sai quy trình, sử dụng giống cà phê kém chất lượng hay già cỗi đã làm cho năng suất, sản lượng cà phê trên địa bàn huyện Đức Cơ giảm dần qua các năm. Vì vậy, tái canh cây cà phê là giải pháp được ngành Nông nghiệp huyện tập trung thực hiện.

Tuesday. May 12th, 2015
Vai trò của Hội Nông dân tỉnh Vai trò của Hội Nông dân tỉnh

Những năm qua, với vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình là tổ chức chính trị - xã hội, tập hợp và làm trung tâm, nòng cốt trong các phong trào của nông dân, Hội Nông dân tỉnh đã, đang làm tốt việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cấp Hội tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân chủ động tham gia thực hiện các chương trình, phong trào do các cấp phát động.

Tuesday. May 12th, 2015
Gắn phát triển kinh tế VACR, hướng đi bền vững ở Quang Bình Gắn phát triển kinh tế VACR, hướng đi bền vững ở Quang Bình

Những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng về xóa đói, giảm nghèo; huyện Quang Bình đã không ngừng nỗ lực thi đua lao động sản xuất, làm ra nhiều của cải vật chất cho gia đình, xã hội.

Tuesday. May 12th, 2015
Xã Xín Chải khó khăn nguồn nước sản xuất vụ Mùa Xã Xín Chải khó khăn nguồn nước sản xuất vụ Mùa

Là xã thuần nông, cuộc sống của người dân chủ yếu trông chờ vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Do đặc thù về điều kiện khí hậu, nên 96 ha đất trồng lúa của địa phương chỉ cấy được một vụ. Từ đầu năm đến nay, do hạn hán kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ sản xuất vụ Mùa của bà con xã Xín Chải (Vị Xuyên).

Tuesday. May 12th, 2015