Home / Cây công nghiệp / Cây điều

Lưu Ý Khi Bón Phân Và Chất Điều Hoà Sinh Trưởng Cho Cây Điều

Lưu Ý Khi Bón Phân Và Chất Điều Hoà Sinh Trưởng Cho Cây Điều
Publish date: Wednesday. July 31st, 2013

Theo chiến lược phát triển cây điều, đến năm 2010, diện tích đạt 450.000 - 500.000ha, năng suất trung bình 1,5 tấn/ha (vùng thâm canh giống cao sản đạt 2 tấn/ha), sản lượng dự kiến 650.000-700.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 650 - 700 triệu USD... Để đạt được mục tiêu này, ngoài việc lai tạo, chọn lựa các giống điều cao sản, người trồng cần lưu ý một số điểm khi sử dụng các loại phân bón và chất điều hoà sinh trưởng (ĐHST).

Bón phân dưới gốc:

+ Sử dụng phân chuồng đã ủ hoai hoặc các loại phân hữu cơ chế biến với liều lượng 5-10kg/hố trồng.

+ Sử dụng phân lân Văn Điển, Ninh Bình hoặc Lâm Thao, Long Thành với lượng 0,3-0,5kg/hố trồng.

+ Chú ý: Khi bón cần trộn đều đất, phân hữu cơ và phân lân.

Điều mới trồng 1-3 năm cần bón phân NPK, liều lượng như sau:

+ Năm thứ nhất: Bón 120g N + 60g P2O5 + 90g K2O/gốc/năm.

+ Năm thứ 2: 150g N + 75g P2O5 + 90g K2O/gốc/năm.

+ Năm thứ 3: 250g N + 120g P2O5 + 150g K2O/gốc/năm.

+ Năm thứ 4 trở đi: 250-300g N/gốc/năm + 5-10kg hữu cơ hoặc 120-150g P2O5/gốc/năm + 5-10kg hữu cơ, tuỳ từng vùng đất và năng suất.

Phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng:

Những giai đoạn cần bổ sung phân bón lá và chất ĐHST cho cây điều đạt hiệu quả:

Giai đoạn thay lá: Phân bón lá sử dụng thích hợp là NPK có tỷ lệ 3:1: 1 như loại 30:10: 10 phối hợp với chất ĐHST GA3.

Giai đoạn chuẩn bị ra hoa: Phân bón lá cần sử dụng là loại 10:55:10; 6:30:30: FERVIHA (5:5:5) và Botrae, Solubore, Borax (bổ sung B); chất ĐHST nên sử dụng loại IBA và NAA (Chú ý: phân bón lá 10-15g/bình xịt 8 lít; IBA và NAA 25-30 ppm hay 25-30mg/lít nước).

Giai đoạn nuôi trái: Loại phân sử dụng thích hợp là FERVIHA (5:5:5); 20-20-20; 12-0-40+ 3 Ca (Chú ý: khi mới thụ phấn xong, trái điều bằng hạt bắp cần xịt 1 - 2 lần loại 30-10-10 + GA3 để giúp to trái và chống rụng trái).

Cần đọc kỹ chỉ dẫn để kết hợp các loại thuốc phòng trừ một số sâu bệnh hại trên điều như: sâu cuốn lá, sâu phỏng lá, châu chấu, rệp sáp trắng, bọ xít muỗi, nhện đỏ (sâu hại) và các loại bệnh như: đốm rong đỏ, muội đen trên lá, khô chồi, tiết gôm (chảy mủ)...


Related news

Giải pháp nâng cao năng suất, hiệu quả trong sản xuất điều Giải pháp nâng cao năng suất, hiệu quả trong sản xuất điều

Từ trước đến nay, cây điều được đối xử như “con ghẻ”, vì cho rằng nó là loại cây trồng có hiệu quả kinh tế không cao. Tuy nhiên, trên diện tích đất không chủ động nguồn nước trong mùa khô, chúng ta khó tìm được loại cây trồng nào thay thế cây điều. Vì vậy, nâng cao hiệu quả từ việc trồng điều là cần thiết.

Friday. September 30th, 2016
Kỹ thuật nhân giống cây điều bằng phương pháp ghép non nối ngọn Kỹ thuật nhân giống cây điều bằng phương pháp ghép non nối ngọn

Cây điều là cây giao phấn điển hình, do đó nhân giống bằng hạt cây giống sẽ phân ly mạnh làm giảm năng suất chất lượng, tính ổn định và độ đồng đều giữa các cá thể ở thế hệ sau. Do đó, để giữ ổn định những đặc tính tốt về năng suất và chất lượng của cây mẹ thì phải nhân giống cây điều bằng phương pháp vô tính (giâm, chiết, ghép). Hiện nay, nhân giống cây điều bằng phương pháp ghép non nối ngọn cho kết quả tốt nhất.

Friday. September 30th, 2016
Kỹ thuật sản xuất cây điều ghép Kỹ thuật sản xuất cây điều ghép

Vườn ươm gốc ghép phải đặt nơi cao ráo, thoát nước tốt. Xung quanh khu vực vườn ươm phải quang đãng, không có cây che bóng.

Friday. September 30th, 2016
Không tái canh giống điều kém chất lượng Không tái canh giống điều kém chất lượng

Sự phát triển ồ ạt của các cơ sở cung cấp điều giống đang đặt ra nhiều thách thức cho việc tái canh vườn điều.

Friday. September 30th, 2016
Ăn hạt điều bảo vệ sức khỏe Ăn hạt điều bảo vệ sức khỏe

Chỉ số đường huyết của nhân điều thuộc mức thấp nên có thể sử dụng như là một phần của chế độ ăn lành mạnh.

Friday. September 30th, 2016