Lùng sục mua cau bán sang Trung Quốc, giá cao chưa từng có

Ghi nhận của phóng viên tại các huyện Núi Thành, Phú Ninh, Tiên Phước, ngày nào cũng tấp nập người đi mua cau non.
Những trái cau non chỉ to bằng ngón chân cái đã bị người dân bán cho người thu mua cau với giá dao động từ 12.000 - 20.000 đồng/kg.
Ông Hồng - một người dân ở Tiên Phước, nhà có hai hàng cau, cho biết chưa năm nào, giá cau lại đắt như năm nay. Mấy năm trước, cau rẻ như bèo, có cho cũng không ai hái, để già rồi rụng đầy gốc.
“Năm nay, mới tháng 6 đã có người đi mua cau rồi. Họ toàn mua cau non, giá cao gấp 5 lần mọi năm. Hôm qua tôi hái hai cây được 50kg, bán với giá 15.000 đồng/kg. Mừng quá chú ạ!” - ông Hồng nói.
Cau non sau khi được sấy khô, chuẩn bị xuất bán sang Trung Quốc.
Tại cơ sở thu mua cau của ông L (xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành), hàng chục công nhân hối hả bẻ trái cau từ buồng ra, cho vào lò sấy khô, phân loại. Ông L cho biết, cơ sở ông thu mua cau mấy chục năm nay, đa số mua cau non về sấy sau đó xuất bán sang thị trường Trung Quốc.
Đầu tháng 6 vừa rồi, ông mua đến 20.000 đồng/kg, nhưng nay hạ còn 15.000 đồng/kg do số lượng cau hiện quá nhiều. Bình quân mỗi ngày, ông L mua 20 tấn cau non.
Cứ 7kg cau non sấy khô còn 1kg, xuất bán sang Trung Quốc giá 115.000 đồng/kg. “Bình quân mỗi tháng tôi xuất bán sang Trung Quốc mấy chục tấn cau non sấy khô. Cứ mỗi tấn họ mua 115 triệu đồng. Đa số cau được Trung Quốc thu mua về chế biến thành kẹo” - ông L cho biết.
"Bình quân mỗi tháng tôi xuất bán sang Trung Quốc mấy chục tấn cau non sấy khô. Cứ mỗi tấn họ mua 115 triệu đồng. Đa số cau được Trung Quốc thu mua về chế biến thành kẹo”.
Ông L - chủ đại lý ở Tam Xuân
Ông L đưa bịch kẹo làm từ cau ra để chứng minh lời nói của mình. Theo quan sát, có hai loại kẹo làm bằng cau được đóng gói cẩn thận, đẹp mắt. Ông L mở gói kẹo cau ra cho chúng tôi ăn thử, kẹo thơm, có vị the the như kẹo bạc hà.
“Họ mua cau của mình về, sau đó sấy và nấu cho tan hết hạt nhân của cau ra ngấm vào xác cau, rồi ngâm với bạc hà để làm kẹo, nên có hương thơm như kẹo bạc hà. Mỗi gói kẹo khoảng chục miếng cau (trái bổ đôi), giá bán 50.000 đồng. Như vậy mỗi miếng kẹo cau 5.000 đồng” - ông L chia sẻ.
Ông Lê Muộn - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Quảng Nam cho biết:
“Cau không phải cây trồng chính nên sở không nắm được số liệu diện tích cụ thể. Việc thu mua cau non xuất hiện trên địa bàn thì sở đã nắm, nhưng chính do biến động về giá cả khó dự báo và cũng không phải cây trồng chi phối lớn trong thu nhập của nông dân, nên cứ để nông dân họ quyết định hái cau non, vì hái cau non cũng không ảnh hưởng hay hại gì đến cây cau”.
Related news

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT), đàn bò thịt cả nước từ 6,7 triệu con năm 2007 giảm xuống còn 5,07 triệu con vào năm 2014, tức chỉ trong 7 năm đã giảm khoảng 1,63 triệu con. Do nguồn cung trong nước đáp ứng chưa tới 30% nhu cầu tiêu dùng nên Việt Nam phải nhập khẩu 300.000 - 400.000 con bò thịt mỗi năm từ Australia, Lào, Campuchia, Thái Lan...

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Bình Thuận đã trồng mới 1.968 ha thanh long. Các huyện có diện tích trồng mới thanh long nhiều gồm huyện Bắc Bình 520 ha, Hàm Thuận Nam 499 ha, La Gi 351 ha và Hàm Thuận Bắc 280 ha. Nâng tổng diện tích thanh long toàn tỉnh đến cuối tháng 6/2014 đạt 22.470 ha.

Linh hoạt cấp vốn vay theo từng giai đoạn của dự án là hình thức đang được các tổ chức tín dụng (TCTD) triển khai trong Chương trình Cho vay thí điểm theo chuỗi nông nghiệp được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) triển khai từ đầu tháng 6/2014.

Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi: Toàn huyện hiện có hơn 800 hộ thực hiện mô hình nuôi tôm bán công nghiệp với hơn 1.000 ha. Tập trung ở các xã Tạ An Khương, Tân Đức, Nguyễn Huân, Quách Phẩm Bắc, Tân Duyệt và thị trấn Đầm Dơi, năng suất bình quân đạt 5 tấn – 6 tấn/ha/vụ nuôi.

Hiện Hàn Quốc có nhu cầu nhập khẩu nhiều loại trái cây, như: chôm chôm, măng cụt, mít, chuối… với sản lượng ngày càng lớn. Cụ thể, năm 2013 Hàn Quốc nhập khẩu từ các nước 6 ngàn tấn xoài; dự kiến năm 2014 sẽ tăng lên 10 ngàn tấn và mức tăng trung bình về sản lượng nhập khẩu loại trái cây này là 50%/năm.