Home / Tin tức / Tin nông nghiệp

Lúa hè thu ách tắc đầu ra

Lúa hè thu ách tắc đầu ra
Author: Chúc Ly
Publish date: Monday. June 20th, 2016

Giá lúa tuột dốc

Theo nhiều nông dân, do mưa làm lúa ngã, chất lượng gạo giảm và bước vào thu hoạch đông ken nên giá lúa “tuột dốc”, ít có thương lái chịu mua, không còn cách nào khác nông dân đành trữ lại. Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, nhà nông lo lắng khó làm cho hạt lúa khô và giá có thể còn xuống thấp.

Khi lúa ngã thì thương lái rất ngại đến mua. Mặc dù đầu vụ đã đặt cọc 4.500 đồng/kg nhưng đến lúc cắt thì họ hẹn lần hẹn lữa không muốn đến mua, lúc mua thì hạ giá, trừ hao lúa ướt, tính ra giá chỉ còn khoảng 4.000 đồng/kg”.

Anh Lê Ngọc Thành

Cụ thể, giá lúa hiện nay trung bình chỉ còn 3.700-3.800 đồng/kg đối với cắt tay, hay lúa cắt máy bị ướt; 4.300 đồng/kg đối với lúa cắt máy khô (thấp hơn đầu vụ khoảng 1.000 đồng/kg).

Lão nông Bùi Văn Kiệm (ngụ xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang), than: “Giờ nói tới lúa là tôi ngán lắm rồi. Lúc lúa còn xanh tốt ở đầu vụ thương lái đặt cọc 4.500 đồng/kg (giống IR50404) thì nay giá lúa ngã chỉ còn 3.700 đồng/kg, mà họ còn chê lên chê xuống. Vụ hè thu năm nay, với 17 công lúa gia đình tôi cứ ngỡ sẽ trúng lớn vì lúa phát triển tốt, giờ gặp cảnh mưa gió ngay lúc thu hoạch, sản lượng hao hụt, giá giảm mà chi phí thì tăng, chắc chỉ huề vốn”.

Anh Lê Ngọc Thành (ngụ ấp Hòa Hiệp, xã Nguyễn Văn Thảnh, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) cho biết: “Năm nay gia đình tôi làm 20 công lúa IR 50404, vừa rồi gặp mưa lớn nên lúa ngã gần như 100%, tôi phải thuê người cột lại từng cụm để thu hoạch. Khi lúa ngã thì thương lái rất ngại đến mua. Mặc dù đầu vụ đã đặt cọc 4.500 đồng/kg nhưng đến lúc cắt thì họ hẹn lần hẹn lựa không muốn đến mua, lúc mua thì hạ giá, trừ hao lúa ướt, tính ra giá chỉ còn khoảng 4.000 đồng/kg”.

Cần điều chỉnh thời vụ

Tại Hậu Giang, đến thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đã thu hoạch vụ lúa hè thu 2016 được trên 27.400ha trong đó có hơn 1.000ha lúa bị đổ ngã do mưa dầm.

Theo Sở NNPTNT TP.Cần Thơ, hiện diện tích lúa hè thu được nông dân thu hoạch là khoảng 68.000ha (trong đó diện tích đổ ngã khoảng 7.000ha, số liệu vẫn còn tiếp tục thống kê).

Ông Huỳnh Ngọc Vân – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Sóc Trăng thông tin: “Đến khoảng tháng 8, 9 thì mới là giai đoạn thu hoạch rộ lúa hè thu, đây là thời điểm chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi mưa dông, như năm rồi diện tích đổ ngã trong mùa này lên đến gần 10.000ha. Theo kế hoạch diện tích gieo sạ lúa hè thu năm nay khoảng 180.000ha”.

Chia sẻ về giải pháp tiêu thụ lúa hè thu bị ảnh hưởng bởi mưa dông, ông Vân cho rằng: “Khi lúa bị đổ ngã thì dân sẽ bị lỗ do thu hoạch bằng cơ giới không được và phẩm chất gạo bị giảm. Giải pháp căn cơ cho việc tiêu thụ lúa hè thu thì cần điều chỉnh thời vụ. Hơn nữa, trong vụ hè thu, người dân cần sạ thưa và sử dụng giống cứng cây. Còn trước mắt thì khuyến cáo nông dân nên rút nước sớm và bón phân cân đối để giảm đổ ngã”.

Cùng ý kiến, ông Nguyễn Văn Đồng – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang, cho rằng: “Lúa đổ ngã bị khó tiêu thụ thì nông dân đành phải phơi khô để trữ lại, đợi giá lên để bán chứ không còn cách nào khác. Một số diện tích nông dân chọn giống IR 50404 để gieo sạ thì phải đành chấp nhận vì từ lâu ngành chức năng đã khuyến cáo giống lúa này rất yếu cây, dễ đổ ngã. Chỉ có bài toán cánh đồng lớn mới giải quyết được vấn đề này”.

Bà Nguyễn Thị Kiều – Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP.Cần Thơ, khuyến cáo: “Dứt điểm thu hoạch lúa hè thu là cuối tháng 6, đầu tháng 7, do vậy đối với diện tích còn lại là người dân cần tăng cường chăm sóc lúa và chủ động bơm tát, chú ý trong điều kiện ngập thì cần bơm từ từ để tránh để lúa đổ ngã. Ngoài ra, nông dân phải chủ động hơn trong phơi sấy, tránh tình trạng mình quen với nếp bán lúa tươi tại ruộng, phụ thuộc nhiều vào thương lái”.


Related news

Nông nghiệp tìm kế vượt khó Nông nghiệp tìm kế vượt khó

Bộ NNPTNT vừa có một số đánh giá về tình hình sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm. Theo đó, trong 6 tháng đầu năm ngành nông nghiệp đã phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, đặc biệt là đợt hạn, mặn kéo dài tại đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên. Tuy nhiên, hiện tốc độ tăng trưởng của ngành đã được khôi phục ngoạn mục.

Monday. June 20th, 2016
Nở rộ nông sản sạch, người tiêu dùng hưởng lợi Nở rộ nông sản sạch, người tiêu dùng hưởng lợi

Nếu như trước đây người tiêu dùng hoang mang trước “ma trận” thực phẩm bẩn, mất an toàn, thì giờ đây sau khi Bộ NNPTNT phối hợp Báo NTNN tổ chức chương trình “Địa chỉ Xanh - nông sản Sạch”, người mua có thể yên tâm đến các địa chỉ uy tín được công bố để mua hàng đảm bảo an toàn cho sức khỏe...

Monday. June 20th, 2016
Trồng xoài trên cát, lãi cả... bát vàng Trồng xoài trên cát, lãi cả... bát vàng

Từ vùng cát trắng cằn cỗi, ông Nguyễn Ngọc (62 tuổi, Tân Hóa Nam, Cát Hanh, Phù Cát, Bình Định) đã khai hoang, lập trang trại trồng xoài với số lượng gần 1.000 cây, thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Monday. June 20th, 2016