Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lúa giống ồ ạt tăng, năng suất giảm

Lúa giống ồ ạt tăng, năng suất giảm
Publish date: Wednesday. September 30th, 2015

Nhiều nơi vẫn còn sản xuất giống lúa kém chất lượng

Quản lý chưa chặt chẽ

Từ năm 2012 đến nay, số cơ sở sản xuất và kinh doanh giống lúa tại ĐBSCL đã tăng từ 271 cơ sở lên 1.362 cơ sở, trong đó có 332 cơ sở sản xuất giống, 328 cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh và 702 cơ sở kinh doanh. Số cơ sở nhiều nhưng việc quản lý chưa được chặt chẽ, một số tỉnh chưa thống kê hết các cơ sở sản xuất lúa giống trong địa bàn bao gồm hệ thống nhân giống chính quy và không chính quy.

Việc không nắm được các cơ sở này dẫn đến khâu quản lý sản xuất và kinh doanh giống lúa gặp nhiều khó khăn, rất khó kiểm soát chất lượng giống.

Hiện tại chỉ mới có Long An, Tiền Giang, An Giang, Hậu Giang và Bạc Liêu nắm được số cơ sở sản xuất giống.

TS Phạm Văn Dư, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, lo lắng: “Số lượng cơ sở sản xuất và kinh doanh giống lúa gia tăng là xu hướng tích cực, tuy nhiên do không quản lý được các cơ sở sản xuất và kinh doanh giống nên việc đánh giá năng lực sản xuất giống của các địa phương chưa đầy đủ, chưa gần với thực tiễn sản xuất kinh doanh giống. Do đó, cần tăng cường quản lý để kiểm soát chất lượng và cơ cấu giống trong sản xuất lúa."

Theo TS Dư, hầu như không có tỉnh nào kiểm soát hay biết số lượng, chủng loại giống siêu nguyên chủng được sản xuất trên địa bàn.

Hiện tại, chỉ có 6/13 tỉnh công bố được khối lượng giống lúa cấp nguyên chủng được sản xuất trong địa bàn nhưng không cung cấp được thông tin về chủng loại giống; có 9/13 tỉnh cung cấp được số liệu sản xuất giống lúa cấp xác nhận.

Con số này rất xa với số thực tế theo tính toán của cơ quan chuyên môn. Riêng các tỉnh An Giang, Cà Mau, Hậu Giang và TP.Cần Thơ không cung cấp được lượng giống lúa cấp xác nhận được sản xuất.

Theo báo cáo của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống thì khối lượng giống lúa siêu nguyên chủng được sản xuất ở ĐBSCL năm 2014 đạt 458 tấn.

Số lượng này có thể sản xuất hàng chục ngàn tấn giống nguyên chủng và hàng triệu tấn giống cấp xác nhận, tuy nhiên vẫn chưa thấy thể hiện trong hoạt động quản lý và chỉ đạo của địa phương với công tác quản lý nhà nước và cơ cấu giống trong sản xuất lúa tại ĐBSCL.

Cần chấn chỉnh

Cục Trồng trọt và Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã có những khuyến cáo các địa phương về tỷ lệ sử dụng giống IR 50404 trong vụ hè thu tối đa không quá 10% diện tích, nhưng theo số liệu của một số Sở NN-PTNT, các tỉnh ĐBSCL tỷ lệ giống lúa IR 50404 chiếm 24,7% trong cơ cấu giống vụ hè thu 2015.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh thừa nhận hệ thống sản xuất và kinh doanh giống lúa có quá nhiều vấn đề và có lỗi của các khâu sản xuất lúa giống chất lượng cao. Cục Trồng trọt cần xem lại khâu quản lý, sản xuất và kinh doanh; đồng thời làm việc với các địa phương xác định lại các tiêu chí trong việc đánh giá chất lượng giống lúa.

Song song đó xác định lại những đơn vị, công ty làm ăn chân chính để công bố rộng rãi cho nông dân biết để sử dụng vào sản xuất đạt hiệu quả cao.

“Cục Trồng trọt cần có báo cáo đầy đủ về việc sản xuất và kinh doanh giống lúa ở ĐBSCL, phải có đề nghị với Bộ trưởng ra một chỉ thị để chấn chỉnh công tác sản xuất và kinh doanh giống lúa. Các địa phương cũng như các viện đẩy mạnh công tác khuyến nông để giảm lượng giống dưới mức 100 kg/ha khi gieo trồng.

Các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền cho bà con nông dân giảm lượng giống trong khi gieo trồng và nên sử dụng giống xác nhận, giống chất lượng cao và làm việc với Hiệp hội trong việc dự báo thị trường tiêu thụ”, ông Doanh nhấn mạnh.


Related news

Đặc Sản Gạo Già Dui Xín Mần Từng Bước Khẳng Định Thương Hiệu Đặc Sản Gạo Già Dui Xín Mần Từng Bước Khẳng Định Thương Hiệu

Xã Thèn Phàng (Xín Mần) thời gian này được nhuộm một màu vàng xanh no ấm của những thửa ruộng bậc thang uốn lượn trên khắp các ngọn đồi. Đó là cảm nhận ngập tràn trong chúng tôi khi tìm về vùng quê có đặc sản gạo Già Dui, để cùng bà con thưởng thức bát cơm đầu mùa ngát hương, ngọt bùi như chính mảnh đất và tình người nơi đây.

Tuesday. October 14th, 2014
Chuyển Biến Trong Ứng Dụng Tiến Bộ Khoa Học Vào Sản Xuất Nông Nghiệp Ở Mèo Vạc Chuyển Biến Trong Ứng Dụng Tiến Bộ Khoa Học Vào Sản Xuất Nông Nghiệp Ở Mèo Vạc

Mèo Vạc lâu nay vốn là huyện gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, tập quán canh tác lâu đời có ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng cây trồng. Xác định chú trọng phát triển nông nghiệp để từng bước XĐGN bền vững, vài năm trở lại đây, địa phương đã mạnh dạn áp dụng KHKT vào sản xuất, nâng cao giá trị nông sản. Trong đó, việc ứng dụng tiến bộ khoa học (TBKH) vào mô hình sản xuất rau an toàn được xem là hướng đi khá hiệu quả.

Tuesday. October 14th, 2014
Tìm Hướng Đi Bền Vững Cho Cây Ăn Trái Tìm Hướng Đi Bền Vững Cho Cây Ăn Trái

Vườn cây ăn trái là thế mạnh của vùng ĐBSCL, thế nhưng nhiều năm qua, hàng loạt nông dân làm vườn lâm vào cảnh thua lỗ, nợ chất chồng bởi thực trạng “tới mùa, rớt giá” lặp đi lặp lại. Giải pháp nào giúp nông dân làm vườn sống được trên mảnh vườn của mình đang là vấn đề bức bách đặt ra.

Tuesday. October 14th, 2014
Mô Hình Chuyển Đổi Đất Trồng Lúa Kém Hiệu Quả Sang Trồng Cỏ Nuôi Dê Sinh Sản Mô Hình Chuyển Đổi Đất Trồng Lúa Kém Hiệu Quả Sang Trồng Cỏ Nuôi Dê Sinh Sản

Dê là con vật dễ nuôi, khỏe mạnh, ít bệnh tật, tiêu hóa chủ yếu thức ăn xơ, không lệ thuộc vào thức ăn tinh, vốn đầu tư ít, không chiếm quá nhiều diện tích đất nên đang được nhiều hộ nông dân chọn nuôi. Mặt khác, dê thương phẩm đang có thị trường tiêu thụ rộng, giá bán khá cao từ 120-130 nghìn đồng/kg.

Tuesday. October 14th, 2014
Những Nông Dân Những Nông Dân "Vàng" Xứ Quảng

Ông Mậu vui vẻ cho hay: Cơ duyên đưa ông đến với nghề trồng thanh long ruột đỏ thật tình cờ. Cách đây 4 năm, số là một lần xem chương trình “Đấu trường 100, khi MC Thái Tuấn đưa câu hỏi “Thanh long ruột đỏ được trồng đầu tiên ở Việt Nam là ở địa phương nào?”.

Tuesday. October 14th, 2014