Lựa Chọn 4 Giống Lúa Phát Triển Lúa Gạo Hàng Hóa Chất Lượng Cao

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NT & PTNT) tỉnh Nghệ An, đề tài “Nghiên cứu phát triển lúa gạo hàng hóa chất lượng cao” do sở phối hợp với Viện Cây lương thực và cây thực phẩm (Bộ NN & PTNT) thực hiện đang mang lại hiệu quả cao. Nhờ đó xác định được một bộ giống lúa chất lượng cao thích hợp với điều kiện khí hậu, tự nhiên, chất đất tại Nghệ An, đồng thời xây dựng được bộ quy trình kỹ thuật thâm canh cho năng suất cao và chất lượng gạo tốt.
Đề tài đã chọn các giống lúa thơm để nghiên cứu trong nhiều vụ sản xuất tại các huyện Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu và từ đó đánh giá đặc điểm nông học, khả năng sinh trưởng, phát triển và chống chịu sâu bệnh. Theo kết quả phân tích, có 4 giống lúa chất lượng cao là HT9, HT6, N46, TL6 cho năng suất ổn định từ 62 đến 65 tạ/ha, có thể gieo cấy hai vụ trong năm là vụ xuân và vụ hè thu, mang lại chất lượng gạo tốt. Từ đó, Sở NN & PTNT tỉnh Nghệ An và Viện Cây lương thực và cây thực phẩm đã thống nhất đưa 4 giống lúa trên vào sản xuất để phát triển lúa gạo hàng hóa chất lượng cao trên đồng ruộng Nghệ An.
Bộ NN & PTNT đánh giá, tỉnh Nghệ An hội đủ những điều kiện về tự nhiên, khí hậu... để sản xuất được lượng gạo hàng hóa lớn, chất lượng cao. Hiện nay diện tích sản xuất lúa gạo chất lượng cao của tỉnh mới chỉ chiếm khoảng 3% diện tích trồng lúa.
Related news

Trong các loại phân bón, cần giảm nhất là đạm. Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh, cây lúa chỉ sử dụng tối đa không quá 50 – 52% lượng đạm bón vào đất.

Giống chống chịu cao với dịch bệnh và thời tiết, đặc biệt thích nghi với chân đất chua và có thể chịu ngập từ 12 - 15 ngày. Gạo rất thích hợp cho chế biến.

Giống lúa thuần Bao thai hay còn gọi là Bao thai lùn, có nguồn gốc từ Trung Quốc được nhập vào Việt Nam từ những năm 1970 của thế kỷ 20.

Ruộng lúa sạ khóm sẽ giúp nông dân giảm đáng kể lượng lúa giống gieo sạ nhưng cần phải có kỹ thuật chăm sóc tốt thì lúa mới đạt năng suất cao.

Rầy phấn trắng (còn gọi rầy cánh phấn, bọ phấn trắng), do cơ thể bao phủ một lớp phấn trắng, được ghi nhận dịch hại đầu tiên trên lúa năm 1966 tại Santaram