Lúa Bị Ngộ Độc Hữu Cơ

Vụ đông xuân năm 2010-2011, tỉnh Đăk Lăk đã gieo sạ gần 30.600 ha lúa nước, vượt 19% so với kế hoạch. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết diện tích lúa đang phải hứng chịu “đại nạn” với những triệu trứng như rễ bị nghẹt, sinh trưởng phát triển kém, cây còi cọc, ít đẻ nhánh.
Khảo sát trên các cánh đồng tại TP Buôn Ma Thuột, Ea Kar, Krông Năng, Ea Súp… nhìn từ xa, các ruộng lúa non mơn mởn trong thời kỳ trổ đòng, nhưng khi lại gần thì hầu hết lá bị vàng, chóp lá khô đỏ, cứng thô, trên lá kèm theo nhiều vết đốm nâu, thậm chí bị thối thân, thối bẹ, rễ đen, lá khô đỏ vàng hoặc có nhiều vết xám, cây ngưng trệ sinh trưởng.
Giải thích về nguyên nhân trên, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, thời gian qua do gặp mưa nhiều, trên địa bàn tỉnh nhiều cánh đồng lúa hiện là vùng đất được tích tụ nhiều chất hữu cơ đang trong giai đoạn phân giải, nên đất ruộng có nơi bị sình lầy, yếm khí, đặc biệt những ruộng bón phân hữu cơ chưa hoai mục.
Bên cạnh đó, do gieo sạ sớm, bã thực vật và rơm rạ chỉ được vùi vào đất mà chưa phân hủy hết, ruộng nước sâu, úng ngập liên tục, nước ứ đọng lâu ngày không tháo được cũng dễ gây tình trạng thiếu ôxi, khí độc và các axít tích lũy nhiều làm tăng độ chua của đất, ảnh hưởng đến sự hô hấp và sinh trưởng của bộ rễ, làm rễ thối đen và không phát triển, khả năng hút chất dinh dưỡng giảm gây ra tình trạng cây bị ngộ độc hữu cơ.
Để xử lý hiệu quả hiện tượng ngộ độc hữu cơ, ông Hồ Văn Thắng-Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV Đăk Lăk cho biết, biện pháp trước mắt là: đối với những diện tích lúa gieo sạ sớm, bị ngộ độc hữu cơ nặng, làm chết cây cần tiến hành tiêu hủy, cày vùi phơi ải đất chuẩn bị cho vụ sau.
Những ruộng chớm bị, cần tháo kiệt nước phơi vài ba ngày, nếu ruộng trũng không thể tháo được nước thì phải bón thêm bột vôi, phân chuồng hoai mục, phân lân và kali để tăng khả năng chống chịu của cây lúa, tăng cường làm cỏ sục bùn; tuyệt đối không bón phân hữu cơ chưa hoai mục, đạm cho các chân ruộng này; khi cấy lúa hồi xanh trở lại, bộ rễ mới phát triển thì tiến hành chăm sóc bình thường…
Related news

Thâm nhập vào thị trường thủy sản Hoa Kỳ không phải là quá khó. Song, đối mặt với vụ kiện chống bán phá giá do Mỹ khởi xướng, lần đầu tiên xảy ra với một mặt hàng của Việt Nam, là cả quá trình gian truân, nhưng cũng giúp con cá tra, basa nổi tiếng toàn cầu.

Theo Bộ NN&PTNT, giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu trong 6 tháng đầu năm 2015 đạt 1,73 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2014.

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa phê duyệt Quy hoạch vùng nuôi chim yến Khánh Hòa đến năm 2020. Theo đó, tổng đàn chim yến sẽ phát triển gần 1,4 triệu con, nhiều nhất là TP. Nha Trang 849.000 con; diện tích nhà yến xây mới 12.000 - 14.000m2. Hiện tại, đàn chim yến Khánh Hòa có khoảng 58.000 con. Bên cạnh đó, toàn tỉnh sẽ xây dựng 5 làng nghề nuôi chim yến tại các địa phương: Nha Trang, Ninh Hòa, Cam Lâm, Diên Khánh, Vạn Ninh.

Theo báo cáo đánh giá tình hình thiệt hại do hạn hán tại một số tỉnh Miền Trung của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng diện tích cây trồng bị thiệt hại do ảnh hưởng của hạn tại các tỉnh Nghệ An, Quảng Trị, Ninh Thuận, Bình Thuận và Khánh Hòa trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015 và vụ Hè Thu 2015 khoảng 54.833 ha.

Những ngày qua, giá ớt liên tục tăng và đến nay đã tăng 30 - 35 ngàn đồng/kg ớt tươi, gần gấp đôi so với thời điểm cách nay một tháng. Giá ớt cao nhưng nông dân gần như không còn ớt để bán.