Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Long Phú (Sóc Trăng) Hướng Đến Các Mô Hình Nuôi Bò Sữa Nông Hộ

Long Phú (Sóc Trăng) Hướng Đến Các Mô Hình Nuôi Bò Sữa Nông Hộ
Publish date: Thursday. August 21st, 2014

Theo kế hoạch dự án, đàn bò sữa của tỉnh Sóc Trăng sẽ tăng từ 4.700 con lên 17.800 con, sản lượng sữa từ 6.000 tấn/năm hiện nay lên 23.000 tấn/năm. Để có kết quả như vậy, không chỉ ở các vùng trọng điểm, các địa phương khác cũng sẽ phát triển mô hình này và huyện Long Phú là vùng rất có tiềm năng.

Từ đầu năm 2014, tỉnh Sóc Trăng đã triển khai dự án phát triển chăn nuôi bò sữa giai đoạn 2013 – 2020, trong đó chú trọng tăng đàn bò sữa ở những vùng có điều kiện theo tuyến lộ Nam Sông Hậu, quản lộ Phụng Hiệp thuộc địa bàn các huyện: Châu Thành, Trần Đề, Mỹ Xuyên, Kế Sách, Mỹ Tú và thành phố Sóc Trăng

Là huyện có hơn 46.200 ha sản xuất lúa hàng năm, cộng thêm nguồn cỏ tự nhiên, Long Phú có nguồn thức ăn dồi dào để nuôi bò. Mô hình nuôi bò lại dễ áp dụng, nên từ lâu nhiều nông hộ trong huyện đã áp dụng, nhưng chủ yếu vẫn là nuôi bò thịt. Hiện nay, tổng đàn bò của huyện trên 3.000 con, tập trung chủ yếu ở các xã có đường Nam sông Hậu đi qua như xã Long Phú, Song Phụng, Long Đức và thị trấn Long Phú.

Với lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu đất đai, đồng cỏ đã tạo nên tiềm năng rất lớn để Long Phú phát triển nuôi bò sữa. Hiện nay thị trường tiêu thụ sản phẩm sữa tươi ở Sóc Trăng khá rộng, được các doanh nghiệp thu mua, chế biến cung cấp cho toàn quốc.

Hiệu quả chăn nuôi khá cao, mức doanh thu đạt 45 – 50 triệu đồng/năm/con bò sữa, lãi đạt 20 triệu đồng/năm. Đây chính là yếu tố quan trọng để huyện phát triển vật nuôi này trong những năm tới.

Tuy nhiên, đa số đàn bò sữa của tỉnh là lấy nền từ đàn bò lai Sind được phối tinh sữa HF cho ra con lai F1, ngoài ra điều kiện môi trường, khí hậu chuồng nuôi, cách nuôi dưỡng và vắt sữa cũng có ảnh hưởng đến thành phần và sản lượng sữa.

Vì vậy, số lượng nông hộ nuôi thành công bò sữa chưa nhiều, đây là một trong những trở ngại đầu tiên cho địa phương. Anh Trần Của ở xã Song Phụng, huyện Long Phú cho biết “ Mô hình nuôi bò sữa tôi chưa dám đầu tư, tại mình chưa am hiểu chách xây dựng chuồng trại, cách chăm sóc, với lại con giống giá cũng cao quá, một con bò Sind giá cũng 13 – 15 triệu”

Giống như anh Của, rất nhiều bà con gặp khó khăn về vốn nên chưa dám đầu tư vào mô hình này. Thông thường bà con phải đầu tư ban đầu ít nhất 10 triệu đồng để xây dựng chuồng trại, từ 50 – 60 triệu đồng để mua con giống trưởng thành, còn nếu mua bê con thì khoảng 15 – 16 triệu đồng/con và cần từ 15 – 18 tháng bò mới bắt đầu cho sữa.

Ngoài vốn và kỹ thuật, vấn đề về tiêu thụ sữa cũng được ngành nông nghiệp huyện quan tâm. Hiện Sóc Trăng có 6 điểm thu mua sữa do HTX Nông nghiệp Evergrowth quản lý và tiêu thụ hết lượng sữa của các hộ chăn nuôi, đạt công suất 18 tấn/ngày. Giá sữa tươi tại các điểm thu mua trong tỉnh khoảng 12.500 đ/kg, nếu chở bán cho nhà máy là 14.400 đ/kg.

Ông Lê Văn Sơn – trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Long Phú cho biết, tuy hiện nay huyện chưa có điểm tập trung thu mua, nhưng nếu số lượng đàn bò sữa tăng lên thì vấn đề này không đáng lo ngại “ Chúng tôi cũng đã làm việc với hợp tác xã Evergrow, HTX cho biết nếu ở đâu có nguồn cung cấp sữa nhiều sẽ đặt trạm thu mua ở đó, hơn nữa nếu hộ nào muốn mua bò sữa thì liên hệ với phòng nông nghiệp để được tư vấn về con giống, kỹ thuật nuôi”

Theo kế hoạch, huyện Long Phú sẽ phát triển đàn bò sữa tăng lên 3000 con vào năm 2020, ước tính mỗi hộ nuôi từ 5 - 6 con trở lên. Kèm theo đó là phát triển các diện tích đồng cỏ phù hợp để đáp ứng nhu cầu thức ăn cho đàn bò sữa trong thời gian tới.


Related news

Chè Bản Liền Có Đầu Ra Ổn Định Chè Bản Liền Có Đầu Ra Ổn Định

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng huyện, chính quyền xã Bản Liền và Cty TNHH MTV Đầu tư phát triển Bắc Hà đã giải quyết xong tình trạng tư thương thu mua chè vàng tại xã Bản Liền.

Monday. August 18th, 2014
Cua Đinh, Ba Ba Hút Hàng Cua Đinh, Ba Ba Hút Hàng

Ông Đinh Công Thủ, GĐ HTX Chăn nuôi ba ba Thạnh Lợi, ấp Láng Hầm B, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) cho biết: Mỗi năm HTX cung cấp 500.000 con ba ba và 5000 cua đinh giống, hàng trăm tấn sản phẩm cho thị trường khắp các tỉnh thành trên cả nước nhưng số lượng không đủ đáp ứng.

Monday. August 18th, 2014
Khá Lên Nhờ Nuôi Gà Thịt Theo Kiểu Mới Khá Lên Nhờ Nuôi Gà Thịt Theo Kiểu Mới

Tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, sau nhiều năm bươn chải nơi “đất khách quê người”, năm 2013 chị Bùi Thị Thu Nguyệt (xã Ea M’nang, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) quyết về quê hương lập nghiệp bằng việc nuôi gà ta thả vườn theo cách mới.

Monday. August 18th, 2014
FrieslandCampina Trao Tặng 60 Con Bò Cho Dự Án “Ngân Hàng Bò FrieslandCampina Trao Tặng 60 Con Bò Cho Dự Án “Ngân Hàng Bò"

Tiếp tục với phương châm tạo lập giá trị chung cho cộng đồng mà FrieslandCampina Việt Nam đã thực hiện trong suốt 18 năm qua, công ty đã trao tặng 60 con bò giống (trị giá 600 triệu đồng) cho dự án “Ngân hàng Bò” – Dự án giúp người dân thoát nghèo do Trung Ương Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam sáng lập.

Monday. August 18th, 2014
Làm Giàu Từ Nấm Linh Chi Làm Giàu Từ Nấm Linh Chi

Qua nhiều năm trồng các loại cây như cao su, điều… anh Mai Ngọc Thủy ở xã Long Bình (Bù Gia Mập) quyết định chuyển sang trồng nấm linh chi đỏ - loại nấm dược liệu ở Bình Phước rất ít người trồng được. Sau 2 năm gầy dựng anh Thủy sở hữu trang trại trồng nấm linh chi thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Monday. August 18th, 2014