Lợi Nhuận Đáng Kể Từ Mô Hình Bắp, Bò, Biogas

Ông Huỳnh văn Hổ, nông dân ấp Mỹ Long, xã Mỹ An huyện Chợ Mới (An Giang), những năm gần đây khá lên nhờ áp dụng mô hình trồng bắp, nuôi bò và sử dụng phân bò làm khí đốt biogas. Đây là mô hình đang được ngành nông nghiệp huyện Chợ Mới khuyến cáo nông dân áp dụng rộng rãi nhằm tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình, mặt khác vừa cải thiện môi trường, tiết kiệm chi phí nhiên liệu nấu ăn, sinh hoạt hằng ngày.
Tận dụng đất nhà, vốn nhà, lấy công làm lời từ 10 công đất, ông Hổ bắt đầu cải tạo để trồng bắp thu trái non. Bắp non một năm trồng được 4 vụ, trong đó chỉ tốn công cày xới 2 vụ. Sau khi thu hoạch, tận dụng vỏ bắp, lá bắp và thân cây bắp để làm thức ăn cho 14 con bò. Bò trưởng thành sau một năm chăm sóc được bán ra với giá 25 triệu đồng/con, mỗi con lời khoảng 10 triệu đồng. Như vậy từ việc trồng bắp, nuôi bò hằng năm, ông Hổ cũng thu nhập trên 200 triệu đồng.
Mới đây gia đình ông còn được Trung tâm Ứng dụng chuyển giao khoa học (Sở Khoa học Công nghệ An Giang) hướng dẫn dùng khí gas làm điện thắp sáng nhà, tạo thêm niềm vui cho bà con vùng nông thôn, mặt khác sử dụng biogas cho nấu nướng hằng ngày nên không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn giảm tối thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường vùng nông thôn.
Related news

Một trong những giải pháp được đưa ra cho bài toán thiếu tôm nguyên liệu và cũng là một trong những điểm đáng chú ý nhất trong dự thảo đề án tôm của Tổng cục Thủy sản quy định DN chế biến phải có vùng nguyên liệu đáp ứng tối thiểu 10% công suất. Theo cộng đồng DN tôm, trong bối cảnh thực tế ngành tôm Việt Nam hiện nay, giải pháp này chưa phù hợp.

Điều này đã nhanh chóng bị phản bác bởi thị trường của TP.General Santos, ông cho biết sản lượng khai thác của Mindoro trong 1 tháng chỉ bằng 1/3 của TP.General Santos. Trong 5 năm qua, General Santos sản xuất trung bình 750 tấn cá ngừ vây vàng mỗi tháng.

Các quốc gia và lãnh thổ có hoạt động khai thác ở phía Bắc Thái Bình Dương đã đồng ý cắt giảm 50% sản lượng cá ngừ vây xanh chưa trưởng thành nhằm tăng gấp đôi trữ lượng cá ngừ của đại dương trong hơn 10 năm.

Nga là thị trường thủy sản lớn nhất của Na Uy, lệnh cấm NK của Nga ngày 7/8/2014 đã có ảnh hưởng lớn đến XK cá hồi nuôi và cá trích. Trong khi đó, cá hồi khai thác không bị ảnh hưởng nhiều. Dù giá XK thấp hơn, khối lượng XK cá hồi khai thác của Na Uy vẫn tăng 11% trong tháng 8. Qua đó có thể thấy tăng trưởng giá trị XK cá hồi Na Uy nói riêng và thủy sản Na Uy nói chung.

Các nhà sản xuất đang quan tâm tới việc đảm bảo thực phẩm họ sử dụng được thu mua đúng đắn với các tiêu chí như thực phẩm có xuất xứ tại địa phương, có thể truy xuất được và bền vững. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất đồng trong việc xác định thế nào là thu mua “đúng đắn”.