Lợi Ích Của Biofloc
Công nghệ Biofloc đã không chỉ được áp dụng tại các trại nuôi tôm thương mại, mà còn nhiều kênh dẫn (Raceway) nuôi siêu thâm canh để sản xuất nhiều hơn 9 kg tôm/m3. Các ứng dụng kênh dẫn (Raceway) đã hỗ trợ ươm tôm giống, nuôi tôm bố mẹ. Hiện nay, một số nghiên cứu của trường đại học lớn và các công ty tư nhân đang sử dụng Biofloc như là một nguồn protein trong thức ăn tôm và cá.
Lợi ích thương mại của Biofloc
Lợi ích thương mại trong công nghệ Biofloc là gấp ba lần, Biofloc cung cấp năng suất cao, tỷ lệ chuyển đổi (FCRs) thức ăn chăn nuôi thấp và một môi trường tự nhiên ổn định. Ngoài ra, với vấn đề đang nổi lên của các virus có hại và tăng chi phí cho điện năng, công nghệ Biofloc xuất hiện là một câu trả lời cho sản xuất bền vững với chi phí thấp hơn.
Công nghệ Biofloc đã không chỉ được áp dụng tại các trại nuôi tôm thương mại, mà còn nhiều kênh dẫn (Raceway) nuôi siêu thâm canh để sản xuất nhiều hơn 9 kg tôm/m3. Các ứng dụng kênh dẫn (Raceway) đã hỗ trợ ươm tôm giống, nuôi tôm bố mẹ. Hiện nay, một số nghiên cứu của trường đại học lớn và các công ty tư nhân đang sử dụng Biofloc như là một nguồn protein trong thức ăn tôm và cá.
Ứng dụng
Số lượng các trang trại nuôi tôm hiện đang sử dụng công nghệ Biofloc rất ít, nhưng một số ví dụ nổi bật là công ty Belize Aquaculture, ở Belize và trung tâm PT Pertiwi Bahari ở Indonesia. Sự thành công hay thất bại của công nghệ này chủ yếu là do mức độ hiểu biết về khái niệm cơ bản của công nghệ trong ứng dụng thương mại.
Công ty Belize Aquaculture là trang trại thương mại đầu tiên sử dụng công nghệ Biofloc thành công. Nuôi 13,5 tấn tôm/ hecta là một thành tích khá vào thời điểm đó. Công nghệ được Belize Aquaculture áp dụng ban đầu ở CP Indonesia (bây giờ là trung tâm PT Pertiwi Bahari, CP Indonesia), đạt sản lượng trung bình trên 20 tấn / hecta. Các thử nghiệm nghiên cứu đạt 50 tấn / hecta.
Các công nghệ kết hợp với việc thu hoạch một phần (nuôi tỉa, thu tỉa) được lặp đi lặp lại tại Medan, Indonesia, với kết quả tốt hơn. Trong năm 2008 và 2009, công nghệ Biofloc đã được sử dụng trong Java và Bali thành công. Tại Indonesia, các giao thức an toàn sinh học đã được kết hợp vào trong công nghệ.
Hầu hết các nông dân nuôi tôm tại Indonesia quan tâm đến công nghệ Biofloc, nhưng chưa thật sự bùng nỗ, như một số dự án đã thất bại do sự hiểu biết không đầy đủ của công nghệ. Ví dụ, thiết bị sục khí, mức độ oxy hoà tan trong nước được sử dụng trong ao là rất cần thiết.
Thuận lợi, bất lợi
Raceway, còn được gọi là một dòng chảy thông qua hệ thống, là một kênh nhân tạo được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản để nuôi những vi sinh vật dưới nước. Hệ thống Raceway là một trong những phương pháp đầu tiên sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản. Raceway thường bao gồm các lưu vực hình chữ nhật, kênh mương bê tông và được trang bị với một đầu vào và đầu ra. Nước chảy qua liên tục được duy trì để cung cấp mức độ yêu cầu chất lượng nước, cho phép động vật được nuôi với mật độ cao hơn trong Raceway. (Nguồn: wikipedia.org). |
Thuận lợi: Những lợi thế của công nghệ Biofloc bao gồm an toàn sinh học rất cao. Cho đến nay, virus hội chứng đốm trắng không phải là một yếu tố trong hệ thống. Sản xuất và năng lực thực hiện thường cao hơn 5 đến 10% so với hệ thống nuôi truyền thống với sự trao đổi nước gần như bằng 0 (không). Tôm phát triển lớn hơn và thức ăn chăn nuôi chuyển đổi khẩu phần từ 1,0 đến 1,3. Chi phí sản xuất có thể được giảm 15-20%.
Bất lợi: Những khó khăn bao gồm năng lượng đầu vào cao cho hệ thống thiết bị sục khí. Mất điện trong thời gian nuôi có thể rất nghiêm trọng. Các ao Biofloc phải được xây bằng xi măng hoặc lót bạt HDPE. Công nghệ tiên tiến hơn cũng đòi hỏi một nhu cầu lớn hơn để đào tạo kỹ thuật.
Thuận lợi phát triển
Câu chuyện thành công ở Indonesia và Hoa Kỳ, nhiều người nuôi tôm quan tâm đến công nghệ Biofloc. Bộ Thuỷ sản và các hiệp hội tôm ở Indonesia đang sắp xếp một hội thảo 3 ngày về Biofloc. Tiến sĩ Yoram Avnimelech được mời dẫn hội thảo trong tháng tư.
Ở Trung Quốc, một số nông dân nuôi tôm cũng quan tâm. Ao tôm của họ được lót bạt HDPE đầy đủ. Các tác giả hiện đang tư vấn cho các trang trại nuôi tôm thâm canh trong ao lót bạt HDPE ở Trung Mỹ trên các hệ thống Biofloc. Một nhóm từ Brazil đang chạy thử nghiệm Biofloc thương mại.
Malaysia hiện đang bắt đầu 1.000 hecta dự án tích hợp nuôi tôm thâm canh tại Setiu, Terengganu bởi Blue Archipelago.
Related news
Thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) là địa phương phát triển về nuôi thủy sản nước ngọt, với diện tích ương nuôi cá giống khoảng 350 ha, có nhiều đối tượng được bà con quan tâm nuôi như tai tượng, trê lai, diêu hồng, rô phi, cá sặc rằn, cá tra…
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý. Chú trọng phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả và đa dạng hóa các hoạt động sản xuất nông nghiệp đã giúp không ít nông dân ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu… Trong đó, mô hình sản xuất đa canh của nông dân Trần Minh Phúc (ấp Nhơn Lợi, xã Nhơn Mỹ, Chợ Mới) là một điển hình.
Tận dụng tối đa diện tích hiện có, các nông hộ trên địa bàn huyện Tiên Phước đã xây dựng nhiều mô hình thâm canh nuôi thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao.
Xã Phú Long, huyện Bình Đại đã được quy hoạch là vùng ngọt hóa. Do các công trình thủy lợi chưa khép kín hoàn toàn nên còn ảnh hưởng xâm nhập mặn (khoảng tháng 4-6 hàng năm), độ mặn tối đa 8%o, nên một số người dân đào ao nuôi tôm nước lợ.
Trong điều kiện biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường ngày càng phức tạp, nuôi trồng thủy sản xen ghép trở thành mô hình thích ứng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.