Liên kết giải phóng nông sản sạch
Nông sản sạch quá nhiều thách thức
Ông Nguyễn Văn Bi - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn Hòa Phát (khu vực Thới Hòa, quận Ô Môn, TP.Cần Thơ) cho biết: HTX có diện tích hơn 5ha, cung cấp hơn 3 tấn rau an toàn mỗi ngày. Thế nhưng, rau của HTX chỉ chủ yếu bán cho các chợ đầu mối ở quận Ô Môn và phường Tân An (quận Ninh Kiều) với giá tương đương với các loại rau cùng loại trong khi chi phí sản xuất cao hơn, công sức bỏ ra nhiều hơn”.
Nhiều HTX, tổ hợp tác sản xuất theo hướng an toàn như ông Bi cũng đồng tình cho rằng, thời gian qua, sản phẩm sạch rất khó đến với người tiêu dùng trong khi họ có nhu cầu. “Bán trong siêu thị gặp nhiều thủ tục phức tạp, giá cũng không cao hơn được bao nhiêu so với bên ngoài còn thường bị giam vốn. Với các HTX sản xuất sạch, an toàn thì vấn đề thị trường đang là khâu khó nhất” - ông Triệu Công Đỉnh – Chủ nhiệm HTX Rau an toàn Long Tuyền (quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ) nêu khó khăn.
Về nguyên nhân khiến tiêu thụ nông sản sạch gặp khó, ông Trần Hoàng Tuyên - Phó Giám đốc BSA nhận định, từ khâu sản xuất đến phân phối, tiêu thụ sản phẩm có lỗ hổng lớn, dễ nhận thấy là người tiêu dùng và người trực tiếp làm ra sản phẩm chưa có sự gắn kết, chia sẻ với nhau.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Hiền – Giám đốc HTX Sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Phước Hậu - một trong những HTX sản xuất rau sạch có quy mô lớn nhất ở ĐBSCL cho rằng: “Nếu cứ giữ thói quen sản xuất và tiêu dùng như hiện tại thì chỉ có “con đường chết”. Chính vì vậy, HTX đã sớm đầu tư sản xuất sạch trong vài năm qua. Tuy nhiên, thực tế sản phẩm mà HTX làm ra vẫn khó tiêu thụ và rất cần có sự kết nối, trợ giúp của các cơ quan chức năng”.
“HTX đã làm nhiều cách, kể cả đầu tư nơi bán ở các chợ tỉnh nhưng không thành công, do sản phẩm sạch bị các sản phẩm cùng loại lấn át về giá; người tiêu dùng chưa biết nhiều về thực phẩm sạch do công tác tuyên truyền chưa được đầu tư đúng mức” – ông Hiền thông tin.
Hợp lực thành lập mạng lưới sản xuất sạch
Trước những thực trạng trên, 60 công ty, HTX, tổ hợp tác và các nhà vườn ở ĐBSCL vừa tổ chức họp và thống nhất thành lập mạng lưới sản xuất sạch, nhằm kết nối những đơn vị sản xuất sạch với nhau và kết nối với các chuyên gia, nhà nghiên cứu, các cơ quan thông tin cơ hội và cảnh báo rủi ro… Mạng lưới còn hỗ trợ thông tin hoàn thiện mô hình sản xuất “bậc thang”, cụ thể là sản xuất an toàn đến sản xuất sạch, sạch hơn, hữu cơ (tiếp cận những tiêu chuẩn, cơ hội tiêu thụ hàng hóa, tạo ra sản phẩm giá trị tăng thêm...).
Bà Vũ Kim Hạnh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) nhận xét: “Có nhiều người sản xuất sản phẩm sạch, cách làm hay nhưng chưa tập hợp thành hệ thống. Do đó, mạng lưới cần phát huy cung cấp thông tin, kỹ năng để dần mở rộng quy mô. Theo đó, sản phẩm sạch sẽ được nhiều người biết đến và có thể kết nối cung cầu và truy nguyên nguồn gốc”.
“Mạng lưới sản xuất sạch đầu tiên ở ĐBSCL này sẽ giúp kết nối và phát huy tối đa vai trò những tác nhân tham gia chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng đáng tin cậy, chia sẻ kinh nghiệm thành công, những bài học thất bại từ đó mở mũi đột phát trong cách thâm nhập thị trường. Đồng thời, tối đa hóa khả năng tiếp cận đầu ra bằng uy tín, chất lượng, quy trình sản xuất và sự hợp lực” – bà Hạnh nói.
Related news
Từ nhiều năm nay, xã Xuân Quan, huyện Văn Giang là vùng trồng hoa lớn của tỉnh Hưng Yên. Toàn xã có tới hơn 500 hộ trồng hoa công nghệ cao với tổng diện tích 120ha, hàng năm đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ nông dân.
Theo Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, bão số 1 đã làm trên 215.000ha lúa bị ngập úng, hơn 15.000ha cây trồng lâu năm, cây ăn quả bị phá huỷ... Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã đưa ra một số giải pháp để khắc phục thiệt hại về cây trồng do bão gây ra.
Những năm gần đây người dân miền Tây bắt đầu chuyển sang trồng giống xoài Đài Loan, là loại xoài trái to để được lâu, dùng để phục vụ ăn sống đã mang lại thu nhập cao hơn.