Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lão nông làm gì cũng lãi lớn

Lão nông làm gì cũng lãi lớn
Publish date: Wednesday. September 16th, 2015

Vẫn nhớ nghề nông

Theo tiếng gọi miền đất mới, khi mới 18 tuổi (năm 1979) anh Tân rời quê Hưng Yên đến Quảng Ninh học nghề khai thác than và xin vào làm công nhân tại Công ty Than Mông Dương. Sau hơn 10 năm tích lũy vốn liếng, vừa làm công nhân, anh Tân vừa khai hoang được 3.000m2 đất đồi. Năm 1990, anh xin nghỉ làm công nhân để tập trung cho việc trồng rừng.

Với bản tính cần cù, chịu khó nên chỉ trong một thời gian ngắn, mảnh đồi của anh đã biến thành một rừng cây xanh. Thấy việc phát triển kinh tế rừng hiệu quả, năm 1992 chính quyền địa phương đã đồng ý cho anh mở rộng diện tích trồng rừng thêm 60ha đồi trọc bỏ hoang.

Anh Phạm Văn Tân giới thiệu hệ thống đầm nuôi tôm thẻ chân trắng bán công nghiệp của gia đình.

Ngay sau khi được mở rộng đất rừng, anh Tân đã đi học hỏi kỹ thuật ươm trồng cây keo ở nhiều nơi trong tỉnh. Và thành công đầu tiên đối với anh chính là việc ươm đủ số lượng keo giống trồng cho hơn 10ha rừng.

Anh Tân nhớ lại: “Chỉ 5 năm sau, số lượng keo do tôi ươm giống đã đủ cung cấp cho hơn 30ha rừng của gia đình và một phần bán cho các hộ dân khu vực lân cận. Cùng năm 1997, keo lứa đầu cho thu hoạch, tuy giá bán chưa cao và thị trường tiêu thụ cũng chưa phong phú như bây giờ.

Đến đợt khai thác năm 2003, gỗ keo đang được thị trường tiêu thụ nhiều, vừa phục vụ chống lò tại các mỏ than, vừa làm nguyên liệu giấy, làm gỗ ép… Giá bán bình quân lúc đó đạt từ 25-30 triệu đồng/ha”.

Tỷ phú nông dân

"Tính hiệu quả của 1ha rừng keo trồng 10 năm sẽ cho thu khoảng 110 triệu đồng, cao gấp 4 lần so với trồng keo 1 lần khai thác toàn bộ”.

Anh Phạm Văn Tân

Theo anh Phạm Văn Tân, nếu trồng keo chỉ để bán làm nguyên liệu giấy thì cũng không hiệu quả nhiều. Phải tiến hành trồng khai thác tỉa dần, chu kỳ này mất 10 năm, nhưng hiệu quả thì cao gấp 3 lần so với trồng và khai thác keo 1 lần trong 5 năm.

Trồng 10 năm theo cách khai thác tỉa dần, thì được 3 chu kỳ. Chu kỳ đầu tiên là 4 năm, khai thác keo làm nguyên liệu giấy. Chu kỳ 2 là 7 năm khai thác làm gỗ chống lò, làm gỗ ép cao cấp. Chu kỳ 3 là 10 năm, khi đó gỗ có bán kính lớn hơn, chất lượng tốt hơn nên giá bán cũng cao hơn. Tính hiệu quả của 1ha rừng keo trồng 10 năm sẽ cho thu khoảng 110 triệu đồng, cao gấp 4 lần so với trồng keo 1 lần khai thác toàn bộ.

Không để lãng phí nguồn cỏ xanh dồi dào sẵn có dưới tán keo, năm 2000 anh Tân về tận Ba Vì (tỉnh Hà Tây cũ) để học hỏi kinh nghiệm và mua bò giống về nuôi. Hiện, mỗi năm anh xuất bán khoảng 20 con bò thịt. Cũng trong thời gian này, anh tiếp tục đầu tư 4ha đầm nuôi tôm thẻ chân trắng.

Ban đầu anh Tân chỉ nuôi quảng canh, mỗi năm 1 vụ. Năm 2009 anh Tân đầu tư 600 triệu đồng chuyển sang mô hình nuôi bán công nghiệp. Hiện nay, mỗi năm anh nuôi 2 vụ, cho thu hoạch khoảng 20 tấn tôm/năm.

Anh Tân còn làm thêm dịch vụ. Hiện anh là chủ của 2 nhà hàng phục vụ ăn uống, tổ chức sự kiện, hội họp, đáp ứng được số lượng hàng trăm khách. Từ mô hình làm kinh tế trên, anh Tân đã giải quyết công ăn việc làm cho 30 lao động thường xuyên, với mức lương 4,5 triệu đồng/người/tháng


Related news

WTO Ra Phán Quyết Với 7 Nội Dung Có Lợi Cho Tôm Việt Nam WTO Ra Phán Quyết Với 7 Nội Dung Có Lợi Cho Tôm Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva (Thụy Sĩ), ngày 17-11, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã chính thức công bố các phán quyết cuối cùng của Ban hội thẩm (Panel) đối với các khiếu kiện của Việt Nam liên quan đến việc Mỹ áp thuế chống phá giá lên mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam (vụ kiện tôm DS/429).

Wednesday. November 19th, 2014
Cần Có Chính Sách Hỗ Trợ Người Chăn Nuôi Nhỏ Cần Có Chính Sách Hỗ Trợ Người Chăn Nuôi Nhỏ

Kiểm soát độc quyền, nâng cao cạnh tranh lành mạnh trong thị trường thức ăn chăn nuôi và có chính sách hỗ trợ người chăn nuôi nhỏ là những kiến nghị được đưa ra tại hội thảo “Cấu trúc ngành chăn nuôi và lợi ích của người chăn nuôi nhỏ tại Việt Nam” diễn ra sáng nay (18/11), tại Hà Nội.

Wednesday. November 19th, 2014
Đa Dạng Cây Trồng, Vật Nuôi Hướng Xóa Đói, Giảm Nghèo Ở Đắk D’rông Đa Dạng Cây Trồng, Vật Nuôi Hướng Xóa Đói, Giảm Nghèo Ở Đắk D’rông

Gia đình ông Vũ Quang Huy ở thôn 14 hiện có hơn 1.000 trụ tiêu và 1 ha đất trồng các loại cây ngắn ngày; hàng năm, luôn có mức thu nhập từ 600 triệu đồng trở lên. Về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, theo ông Huy thì đối với tiêu, nếu như trước đây thường có tâm lý bón phân, phun xịt thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan thì nay, cách làm của gia đình đã khác.

Wednesday. November 19th, 2014
Thị Xã Gia Nghĩa Hội Thảo Về Nuôi Cá Chép V1 Thị Xã Gia Nghĩa Hội Thảo Về Nuôi Cá Chép V1

Sau 5 tháng triển khai nuôi, tỉ lệ cá sống đạt 90%, trọng lượng đạt 0,5 kg/con, lợi nhuận đạt 20 triệu đồng/sào. Trong quá trình nuôi, các hộ dân đã tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật. Cán bộ của Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư thị xã Gia Nghĩa đã phổ biến kỹ thuật và phát tài liệu về kỹ thuật nuôi một số loại cá cho các hộ dân và khuyến nông viên.

Wednesday. November 19th, 2014
Mường Mùn Giữ Rừng Để Hưởng Lợi Từ Rừng Mường Mùn Giữ Rừng Để Hưởng Lợi Từ Rừng

Xã Mường Mùn, huyện Tuần Giáo có 2.300ha rừng, chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Hầu hết diện tích rừng nằm trong khu vực phòng hộ sông Đà nên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần bảo vệ môi trường sống con người... Những năm qua xã Mường Mùn luôn xác định bảo vệ và phát triển rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính quyền và nhân dân trên địa bàn.

Wednesday. November 19th, 2014