Lao đao nghề muối
Cánh đồng muối thôn Phú Lộc 3 vào vụ muối chính
Nhờ thời tiết diễn biến thuận lợi, số giờ nắng cao nên muối được mùa. Tuy nhiên, giá muối lại xuống quá thấp…
Đây là địa phương làm nghề muối lớn nhất tỉnh Quảng Bình.
Theo số liệu thống kê, cả xã có tới 500 hộ làm muối, tập trung ở các thôn Phú Lộc 1, Phú Lộc 2, Phú Lộc 3 và Phú Lộc 4. Với diện tích sản xuất gần 230 ha đã đem lại sản lượng hơn 12.000 tấn muối/năm.
Năm trước giá muối lên cao, dao động từ 1,6 - 1,9 triệu đồng/tấn đã khuyến khích diêm dân mở rộng thêm diện tích.
Năm nay mới bước vào chính vụ nhưng giá muối “tuột dốc” không phanh.
“Mấy ngày đầu, ngày giá muối vẫn còn 1,7 triệu đồng/tấn nhưng chỉ 3 - 5 ngày sau, giá mua tại ruộng chỉ còn 1,1 triệu đồng/tấn. Nhiều diêm dân không chỉ lỗ nặng sau một mùa muối mặn chát mà còn tốn công, tốn sức”, ông Nguyễn Văn Thái, một hộ dân làm muối ở thôn Phú Lộc 2 nói.
Vừa mới cào gom xong mấy ụ muối cuối vụ, ông Thái dừng tay than thở tiếp:
“Năm nay gia đình tôi tưởng muối được giá như năm trước nên đã đầu tư gần 40 triệu đồng mở rộng thêm gần 0,4 ha làm muối, nâng tất cả diện tích sản xuất lên gần 1 ha. Năng suất muối 1 ngày được 5 - 6 tạ/ha.
Ai ngờ, mới bước vào chính vụ mà giá muối giảm mạnh, lại bị tiểu thương ép giá đủ bề, rẻ cũng phải bán tống bán tháo, chứ không biết cất vào đâu.
Giá muối tụt dốc nhanh đã khiến diêm dân lỗ nặng
Tính ra lỗ nặng, vì ngoài khoản tiền nâng cấp ruộng mới, còn tiền thuê máy bơm nước biển vào ruộng, tiền công cho người làm, tiền mua các vật tư khác…”.
Việc tìm đầu ra cho muối của bà con Quảng Phú cũng là một bài toán nan giải nhiều năm qua. Hầu hết sản phẩm làm ra đều được bán cho các tư thương nhỏ lẻ ở các chợ Ba Đồn, chợ Đồng Hới với số lượng không đáng kể.
Việc thu mua thì mang tính chộp giật ngay tại ruộng, không có cam kết, hay giao kèo trước với bà con. Niên vụ muối năm nay, khi muối ế, giá xuống thấp thì tư thương lặn mất tăm, để mặc diêm dân với hằng trăm tấn muối trên ruộng.
Theo quan sát tại cánh đồng muối thôn Phú Lộc 3 thì suốt cả buổi chiều, gần tới tối vẫn không thấy bóng dáng tư thương, chỉ duy nhất có 1 xe loại nhỏ trọng tải gần 3 tấn vào “ăn” hàng.
Nhưng chừng đó cũng không thấm gì so với hàng trăm tấn muối chờ tiêu thụ.
Vừa đưa tay lau những giọt mồ hôi hòa với vị mặn của muối lăn trên gò má, chị Nguyễn Thị Liên ở thôn Phú Lộc 3 nói: “Gia đình tôi làm được gần 1 ha muối, cứ 3 ngày lại gom một mẻ với sản lượng hơn 1,5 tấn để bán.
Mới vào đầu vụ, thì làm đến đâu bán đến đó nhưng khi bước vào chính vụ thì rất khó tiêu thụ.
Muối làm ra phải chở về nhà, đưa vào kho, sau mấy ngày mới bán hết được”.
Sản phẩm bí đầu ra, giá không được kiểm soát khiến bà con bị thiệt thòi cũng đã được chính quyền nơi đây quan tâm với việc dự định sẽ cho thành lập hợp tác xã muối để làm cầu nối thu mua...
Nhưng do nhiều khó khăn trong việc huy động nguồn vốn, phải chờ các dự án cải tạo cánh đồng muối nên việc thành lập hợp tác xã vẫn còn trên giấy.
Ông Võ Tiến Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quảng Phú cho biết trước mắt, để tháo gỡ khó khăn cho bà con diêm dân, hội đã vận động, xúc tiến thành lập các Tổ hợp tác sản xuất, sau đó nâng cấp lên hợp tác xã.
Về lâu dài, phải tìm kiếm các doanh nghiệp lớn để bao tiêu sản phẩm ổn định cho diêm dân.
Related news
Sở hữu hơn 40 cây dâu da đất với năng suất từ 1 tạ đến 3 tạ/cây, gia đình ông Nguyễn Hòa My (ở thôn An Điền Bắc, xã Cửu An, thị xã An Khê) đã chọn đúng cây trồng, hợp thổ nhưỡng để thoát nghèo “khỏe” với thu nhập gần 50 triệu đồng/năm.
Tận dụng lợi thế đất đai, thổ nhưỡng kết hợp với phương pháp canh tác khoa học và trên cả là ý chí vượt khó vươn lên, nhiều hộ nông dân ở huyện Krông Pa đã và đang làm đổi thay cuộc đời mình. Những hộ nông dân thu nhập tiền tỷ hay hàng trăm triệu đồng mỗi năm đã không còn là chuyện hiếm trên vùng đất xa xôi này.
Trong nắng Thu dịu nhẹ nhuộm vàng cánh đồng lúa chín là hình ảnh người dân quê nhanh tay gặt những bông lúa vàng trĩu hạt; là sự tất bật thu từng bó lúa đã hanh khô qua nắng để đưa vào máy tuốt... Những hình ảnh ấy tuy bình dị nhưng đã tạo nên bức tranh sinh động cho mùa lúa chín ở xã Quang Minh (Bắc Quang).
Những thế mạnh, tiềm năng của xã đang được cấp ủy, chính quyền và nhân dân tập trung khai thác, biến những lợi thế thành động lực để thúc đẩy mặt bằng kinh tế chung trong toàn xã phát triển đi lên.
Ở Hậu Giang, kinh tế tập thể đã thể hiện một phần vai trò tích cực trong cơ cấu nền kinh tế, giải quyết việc làm, giảm nghèo của địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, hiện còn nhiều hợp tác xã yếu kém, rất cần những giải pháp hỗ trợ thiết thực từ ngành chức năng.