Làm Trang Trại Xanh
Ông Phan Văn Minh, chủ trang trại trồng các loại đặc sản quýt đường, cam xoàn, sầu riêng, măng cụt tại ấp 4, xã Phú Lý (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) là một nông dân có nhiều ý tưởng mới vì không ngại thử nghiệm những mô hình mới và là người đam mê sáng chế, tự cải tiến, chế tạo nhiều máy móc, dụng cụ trong nông nghiệp.
Làm trang trại ngay từ đầu ông đã học theo mô hình trang trại của các nước hiện đại, làm nông thân thiện với môi trường và sản phẩm an toàn. Riêng cây xoài của trang trại ông Minh đã được công nhận đạt chuẩn VietGAP.
* Không lãng phí dù một tấc đất
Đưa tôi đi thăm trang trại cây ăn trái rộng 15 hécta phủ kín các loại cây đặc sản, cây nào cũng xanh tươi mơn mởn, ông Minh giới thiệu: “Tôi phát triển vườn cây theo hướng hữu cơ bền vững. Hàng năm, tôi sử dụng cả trăm tấn phân chuồng tự ủ và các loại phân hữu cơ nhập khẩu với tiêu chuẩn cao. Chính vì vậy, tôi có những khu vực trồng quýt đã 12 năm nhưng sức cây vẫn bền, cho trái sai, chất lượng tốt”.
Ông không để lãng phí một tấc đất nào. Dọc các trụ hàng rào, ông trồng cây chanh vừa cho thu nhập, vừa là lớp rào tự nhiên bảo vệ vườn. Ông xen canh lứa quýt mới trong vườn quýt lâu năm để khi cưa bỏ lứa quýt già là được thu lứa mới. Ông Minh chia sẻ: “Quê tôi ở miền Trung đất hẹp, 17 tuổi tôi phiêu bạt vào vùng đất Phú Lý heo hút này với khát vọng có được mảnh đất của riêng mình. Khi vào đây, tôi tự đi khẩn hoang được hơn 10 hécta đất rẫy để trồng lúa”.
Vài năm sau, mảnh đất ông khai phá chìm trong nước khi dự án thủy điện Trị An được triển khai. Ông tích góp mua được vài hécta đất đồi để xây nhà, trồng chuối rồi một lần nữa trắng tay khi chuối vừa trổ buồng thì khu vực này cũng bị ngập khi quy hoạch thủy điện lần 2. Hết đất, ông chuyển qua mua gạo, rau, nông sản về cho vợ mang ra chợ bán, dần dần mở được cửa hàng tạp hóa rồi chuyển sang kinh doanh vật tư nông nghiệp. Có những năm ông lặn lội sang tận tỉnh Bình Phước thuê đất trồng mì. Ông từng bị sốt rét rừng, tháng nào cũng nhập viện nhưng rồi vẫn không bỏ được mảnh đất này.
* Trồng cây hợp ý thị trường
Ông Minh cho biết: “Ngay từ đầu, tôi đã chuẩn hóa quy trình sản xuất, quan tâm xử lý rác thải có hại để xây dựng trang trại thân thiện với môi trường. Trồng cây gì, nuôi con gì tôi cũng bỏ công nghiên cứu, tìm hiểu rất kỹ từ cấu trúc gen đến các tập tính về khí hậu, thổ nhưỡng... và thường trồng thử nghiệm trước mới nhân rộng nên rất thuận lợi khi vào thực tế”. Nhờ vậy, các sản phẩm của trang trại không chỉ đạt về chất lượng mà có hình thức đẹp là yếu tố quan trọng nhất bán được giá tốt.
Với ông Minh, thị trường luôn là yếu tố rất quan trọng, quyết định sự thành bại của nông dân. Suốt những năm làm nông, ông cũng đã chuyển đổi rất nhiều cây trồng khác nhau, từ cà phê, xoài, sầu riêng, măng cụt, bưởi da xanh ruột hồng... nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng sản phẩm của thị trường. Tuy nhiên, ông vẫn tập trung vào dòng sản phẩm chính là quýt đường và cam xoàn. Vì theo ông, đây là những loại cây khó tính, khó trồng nên rất “đắt’ hàng trong giai đoạn hiện nay. Vụ tết này, quýt của trang trại trúng lớn vì đạt cả về giá và sản lượng.
Related news
Là xã thuần nông, cuộc sống của người dân chủ yếu trông chờ vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Do đặc thù về điều kiện khí hậu, nên 96 ha đất trồng lúa của địa phương chỉ cấy được một vụ. Từ đầu năm đến nay, do hạn hán kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ sản xuất vụ Mùa của bà con xã Xín Chải (Vị Xuyên).
Vụ Xuân năm nay, toàn tỉnh gieo cấy đạt 9.570 ha diện tích lúa, trong đó diện tích lúa nhiều nhất là huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Xín Mần. Nhìn chung hầu hết diện tích lúa đều sinh trưởng và phát triển tốt.
“Nhất nước, nhì phân...”, xác định vai trò quan trọng của việc cung cấp nguồn nước để chủ động sản xuất mùa vụ; những năm qua, huyện Bắc Mê đã tăng cường công tác quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình thủy lợi (CTTL) sau đầu tư; đảm bảo sản xuất đúng thời vụ, chống hạn và tăng năng suất cho cây trồng.
Trong sản xuất nông, lâm nghiệp ở huyện Quang Bình; kinh tế tập thể và nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân. Hiện, cấp ủy, chính quyền huyện đang tích cực vận dụng các chính sách để hỗ trợ khuyến khích phát triển, mở rộng sản xuất của các HTX sao có thể khai thác được nhiều tiềm năng, thế mạnh, góp phần vào phát triển KT – XH, XĐGN, ở địa phương.
Hiện nay diện tích thả nuôi các mặt hàng thủy sản đang có dấu hiệu giảm sút, đặc biệt là đối với mặt hàng tôm.