Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Làm sao để biết gà bệnh

Làm sao để biết gà bệnh
Author: NCN
Publish date: Tuesday. March 8th, 2016

* Hoạt động: Gà mắc bệnh thì ủ rũ, rụt cổ, cụp đuôi, di lại chậm chạp, yếu ớt, thường co cụm thành nhóm hay đứng riêng lẻ ở trong gốc chuồng.

Gà khoẻ mạnh thì nhanh nhẹn, phân bố đều trong chuồng, háo ăn khi được ăn.

* Bộ lông: gà bệnh xù lông, lông đầu dựng lên trong khi gà hoẻ lông mượt, xếp sát vào thân.

* Mắt, mỏ,chân: Gà bệnh mắt thường nhắm, chảy nước mắt, chảy nước mũi, khó thở, thỉnh thoảng há miệng kêu, có khi sưng mặt, chân khô, mồng tái nhợt hay bầm tím.

* Phân: Gà mắc bệnh phân thường lỏng, trắng hoặc xanh, hay có màu đỏ lẩn máu, có mùi hôi, đôi khi hậu môn dính bết phân.

* Tỉ lệ chết: cần phân biện gà chết ở tỉ lệ thấp từ 3-4% là bình thường đối với gà thịt và 1% hàng tháng đối với gà đẻ.

Nếu thấy gà chết nhiều hàng loạt và tập trung trong một thời gian ngắn là do gà bị nhiễm bệnh.

Cách sử dụng thuốc sát trùng chuồng trại nuôi Gà?

Sát trùng chuồng trại là một trong những khâu kỹ thuật không thể thiếu trong quá trình chăn nuôi, nó sẽ góp phần phòng ngừa rất nhiều bệnh cho đàn gà, kể cả những bệnh do virus.

Khi chọn thuốc sát trùng ta cần chú ý những điểm sau:

Chỉ chọn những loại thuốc có tính an toàn cao, không độc hại đến con người, không ảnh hưởng đến sức khỏe đàn gà và không tác hại đến môi trường xung quanh.

Chọn những thuốc có khả năng diệt được nhiều mầm bệnh (có phổ diệt khuẩn rộng).

Qui trình sát trùng chuồng trại như sau:

Sát trùng trước khi nhập gà vào trại (1 ngày hoặc vài giờ trước khi gà vào trại).

Sau khi đàn gà xuất chuồng: tiến hành vệ sinh, dọn tất cả chất thải của trại, sau đó phun thuốc sát trùng (kể cả trại này tiếp tục nuôi đàn gà mới hay để trống trong thời gian dài).

Sát trùng định kỳ: khoảng 10-15 ngày phun thuốc sát trùng trực tiếp vào đàn gà 1 lần trong suốt thời gian nuôi.

Sát trùng trước và sau khi chủng ngừa 1 ngày.

Sát trùng khi có bệnh đang xảy ra trong trại hoặc ở những trại lân cận.

Thuốc được sử dụng rộng rãi hiện nay là Virkon, pha 10 gram/4 lít nước sạch, phun sương vào những khu vực cần sát trùng. Thuốc rất an toàn, có thể sử dụng để khử trùng nước uống cho gà.

Tóm lại: Mục đích cuối cùng cả việc sát trùng là làm giảm số lượng mầm bệnh có trong trại, giảm nguy cơ xảy ra dịch bệnh. Muốn cho việc sát trùng đạt hiệu quả lâu dài thì đòi hỏi người chăn nuôi phải thực hiện một cách đều đặn, ngay cả khi đàn gà khoẻ mạnh.

 


Related news

Chăm sóc gà Đông Tảo con mới nở Chăm sóc gà Đông Tảo con mới nở

Gà đông tảo là một trong số các loại gà rất khó nuôi và có giá trị kinh tế cao .vì thế, việc chăm sóc gà con ngay từ những ngày đầu là rất quan trọng.

Tuesday. March 8th, 2016
Cách phát hiện sớm bệnh CRD ở Gà Cách phát hiện sớm bệnh CRD ở Gà

Bệnh viêm hô hấp mãn tính (bệnh CRD) là một trong những bệnh thường gặp trong chăn nuôi gà, nhất là khi nuôi gà công nghiệp. Thiệt hại do bệnh gây ra không ồ ạt như những bệnh khác nhưng kéo dài và là cơ hội cho những bệnh khác bộc phát. Vì vậy việc phát hiện sớm những triệu chứng điển hình của bệnh có vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị.

Tuesday. March 8th, 2016
Dấu hiệu nhận biết một số bệnh thường gặp ở gà Dấu hiệu nhận biết một số bệnh thường gặp ở gà

Newcastle, Marek, Gumboro là những bệnh thường gặp nhất trong chăn nuôi gà, gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi. Bài viết dưới đây giới thiệu những biểu hiện bên ngoài của các bệnh này.

Tuesday. March 8th, 2016