Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Nuôi Rắn Hổ Trâu

Làm Giàu Từ Nuôi Rắn Hổ Trâu
Publish date: Tuesday. August 26th, 2014

Với ý chí và quyết tâm vươn lên làm giàu, nông dân Lê Hữu Mông ở khu 4, phường Long Thủy (TX. Phước Long, Bình Phước) đã thành công với mô hình nuôi rắn hổ trâu (hổ vằn). Với 40 con rắn bố mẹ, trên 200 rắn con, hàng trăm quả trứng rắn và trên 60 rắn nước, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Chỉ hơn một năm nuôi rắn, nhưng ông Lê Hữu Mông được xem là người tiên phong trong chọn con vật nuôi mới này. Ngôi nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi sinh hoạt là kết quả của những ngày tháng vợ chồng ông cần mẫn, chắt chiu từ lao động. Thời gian đầu, do chưa có kinh nghiệm nên ông phải tìm đến các làng nuôi rắn nổi tiếng ở những tỉnh lân cận để học hỏi kỹ thuật.

Rắn hổ trâu đẻ 2 lứa/năm, bình quân một con rắn mẹ 1-1,5 tuổi đẻ 14-17 trứng/lần. Để ấp trứng cho rắn, ông Mông cho đất có độ ẩm khoảng 25-300C vào lu sành, nén thật chặt, sau đó rải lên một lớp cát mỏng và để trứng rắn vào, dùng vải bịt miệng lu lại giữ ấm. Khoảng vài tuần kiểm tra một lần, nếu thấy quả trứng to đều, trắng, khô ráo... thì sau 70 ngày sẽ nở, tỷ lệ đạt khoảng 90%.

Rắn con mới nở được ông thả vào chuồng cho uống nước 7 ngày để rắn thay da, sau đó thả nhái cho rắn ăn. Hiện giá rắn con bán trên thị trường khoảng 200 ngàn đồng/con, đa phần là người nuôi ở các tỉnh trong khu vực đặt mua từ trước, bởi nguồn giống rắn hổ trâu không đủ cung cấp.

Trại của ông có 45 chuồng nuôi rắn, bình quân 1 chuồng có 5 con rắn cái và 1 con rắn đực để chúng tự phối giống. Thức ăn chủ yếu là nhái, ếch, cút, cóc... Ông thiết kế chuồng nuôi bằng xi măng, bên trong để vỉ gỗ cho rắn nằm, mặt trên lợp bằng lưới chì tạo sự thoáng mát, sạch và êm để rắn nghỉ ngơi...

Sau một năm, rắn đạt trọng lượng 1,5-2kg/con và có thể sinh sản hoặc bán thương phẩm. 1 con rắn hổ trâu có trọng lượng 1,7kg trở lên, giá thị trường 500-700 ngàn đồng/kg; rắn nước có giá 250-300 ngàn đồng/kg. Người nuôi rắn thu lợi nhuận khoảng 60% sau khi trừ chi phí. Ông đang tiếp tục đầu tư xây thêm chuồng trại để mở rộng quy mô nuôi rắn.

Ông Phạm Đức Cảm, Chủ tịch Hội Nông dân phường Long Thủy cho biết, mô hình nuôi rắn hổ trâu của hội viên Lê Hữu Mông là hướng đi mới trong phát triển kinh tế. Hội Nông dân phường rất mong sự quan tâm hỗ trợ từ cấp trên để mô hình này phát triển bền vững.


Related news

Tái Đàn Cùng Nỗi Lo Dịch Bệnh Tái Đàn Cùng Nỗi Lo Dịch Bệnh

Chưa kịp nguôi nỗi đau mất hơn 28.200 con gia súc gia cầm (GSGC) do trận lũ hồi giữa tháng 11 gây ra, thì hiện giờ, người chăn nuôi lại phập phồng lo sợ dịch bệnh tấn công khi đang gắng gượng tái đàn.

Monday. December 23rd, 2013
Nỗi Lo Mùa Tỏi Mới Nỗi Lo Mùa Tỏi Mới

Chúng tôi trở lại Lý Sơn (Quảng Ngãi) trong những ngày bà con nông dân ở đây làm đất xuống giống vụ hành, tỏi đông xuân. Đến đâu chúng tôi cũng bắt gặp những lo toan của người dân nơi đây, nào là mưa bão, chuẩn bị cho mùa biển mới, nguồn đất, cát cho vụ hành, tỏi đông xuân…

Monday. December 23rd, 2013
Chuyên Nghiệp Để Làm Giàu Từ Cây Có Múi Chuyên Nghiệp Để Làm Giàu Từ Cây Có Múi

Chiếm gần 20% diện tích cây ăn quả của cả nước, cây có múi đang góp phần không nhỏ vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân.

Monday. December 23rd, 2013
Hiệu Quả Kép Nhờ Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học Xử Lý Môi Trường Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Hưng Yên Hiệu Quả Kép Nhờ Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học Xử Lý Môi Trường Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Hưng Yên

Tỉnh Hưng Yên có gần 5 nghìn ha ao, hồ, đầm, hơn 4,4 nghìn ha đất nằm tại vị trí có địa hình thấp trũng, phù hợp với việc trồng lúa và nuôi trồng thủy sản. Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản.

Monday. December 23rd, 2013
Phát Triển Kinh Tế Thủy Sản Theo Hướng Bền Vững Phát Triển Kinh Tế Thủy Sản Theo Hướng Bền Vững

Nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản ở huyện Bình Đại (Bến Tre) đã và đang phát triển mạnh ở các xã tiểu vùng 3 và 4, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho người dân địa phương. Những năm gần đây, huyện chủ trương phát triển kinh tế thủy sản theo hướng bền vững, đẩy mạnh đánh bắt, nuôi trồng thủy sản phục vụ mục tiêu kinh tế nhưng không làm tổn hại đến môi sinh, môi trường và nguồn lợi thủy sản.

Monday. December 23rd, 2013