Làm giàu từ nuôi gà ấp trứng khép kín
Sau 6 tháng, đàn gà đã cho ra những lứa trứng đầu tiên. Lúc này, gia đình anh quyết định không bán trứng, mà giữ trứng lại ấp để gầy đàn.
Dần dần khi đàn gà tăng lên, nhận thấy việc phát triển nghề nuôi gà ấp trứng có triển vọng, vợ chồng anh đã đầu tư một máy ấp trứng nhỏ, vừa cung cấp con giống, vừa bán trứng.
Tuy nhiên, khi bắt tay vào làm, do chưa có kinh nghiệm và kỹ thuật chăm sóc, nên mọi công sức, tiền bạc hai vợ chồng dày công gây dựng đã mất theo đàn gà.
Vợ chồng anh Võ Thanh Thanh làm giàu từ nuôi gà ấp trứng khép kín.
Sau lần thất bại đó, vợ chồng anh Thanh không nhụt chí mà tiếp tục tìm đến những mô hình chăn nuôi gà có hiệu quả tại địa phương để học hỏi kinh nghiệm, đồng thời tìm tòi học hỏi qua sách vở các kiến thức về kỹ thuật nuôi gà đẻ và quy trình ấp trứng công nghiệp để áp dụng.
Với quyết tâm gây dựng trang trại nuôi gà ấp trứng, vợ chồng anh đã mạnh dạn vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội mua 200 con gà giống, đồng thời mở rộng trang trại với diện tích 5.000m2 và đầu tư mua 11 máy ấp trứng, với công suất 1.000 con/lần ấp/máy.
Anh Thanh chia sẻ: Rút kinh nghiệm lần thất bại trước, lần này ngoài việc đầu tư cơ sở, trang thiết bị, anh còn chọn lọc giống gà ta lai để nuôi, bởi ưu điểm của loại gà này ít bệnh, dễ chăm sóc và cho năng suất cao.
Không chỉ thế, để đàn gà phát triển khỏe mạnh, anh còn áp dụng quy trình đệm lót sinh học, nhằm xử lý môi trường chăn nuôi an toàn.
Hàng ngày anh thực hiện thu gom xử lý chất thải, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phun thuốc khử trùng theo đúng quy định.
Chế độ ăn uống của gà đẻ cũng được bổ sung thêm thức ăn tổng hợp chất lượng cao và vitamin đầy đủ.
Do đó, trứng và gà con giống của gia đình anh ra lò luôn được khách hàng trong tỉnh và một số khách hàng ở các tỉnh lân cận như: Bình Thuận, Khánh Hòa, Lâm Đồng… tin tưỏng vào tới tận nơi đặt mua.
Hiện tại, trang trại gà của anh Thanh đã phát triển khá quy mô, với 2.000 con gà mái đẻ, trên 1.000 gà thịt và hàng ngàn con gà giống; tỷ lệ trứng ấp thành công luôn đạt trên 80%.
Bình quân, cứ 5 ngày cho xuất bán 1 đợt gà giống, với giá dao động từ 10 - 15 ngàn đồng/con, mỗi tháng trừ hết chi phí, gia đình anh Thanh thu về gần 30 triệu đồng.
Với sự cần cù, chịu khó làm ăn và nắm vững các kiến thức, kỹ thuật về nuôi gà ấp trứng, đến nay trang trại gà của gia đình anh Võ Thanh Thanh đã tạo được “thương hiệu” cung cấp con giống uy tín và chất lượng cho khách hàng.
Related news
Ở miền Nam, cây đậu phộng (lạc) trồng nhiều ở các tỉnh Tây Ninh, Long An, Trà Vinh, An Giang…. Sản phẩm đậu phộng ngoài quả (củ), còn tận dụng thân lá ủ làm phân hữu cơ, hoặc làm thức ăn cho gia súc.
Việc ký kết đưa mặt hàng này về tiêu thụ tại Hà Nội đã khiến hàng nghìn hộ chăn nuôi ở Yên Thế (Bắc Giang) hy vọng đổi đời. Tuy nhiên, đến nay không ít hộ nuôi đã phải cầm cố sổ đỏ, nợ ngân hàng chồng chất, vì thua lỗ.
Gần đây, việc bùng phát nuôi tôm thẻ chân trắng ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung, An Giang nói riêng đã khiến cho chính quyền và các nhà chuyên môn vô cùng lo lắng, bởi đi liền với hiệu quả kinh tế thì có không ít rủi ro với đối tượng nuôi mới này.
Một lần nữa ngành chăn nuôi rơi vào cảnh lao đao. Cách đây hai năm, ngành chăn nuôi cũng rơi vào khó khăn. Năm 2012, để cứu ngành này, nhiều ý kiến đề xuất gói cứu trợ 9.000 tỷ đồng. Giờ đây, một đề xuất tương tự đang lặp lại.
Nhiều người cho rằng để ao “trắng” như vậy khá là phí, khi mà ngay sau vụ tôm có thể nuôi kế vài loại cá khác. Thế nhưng theo ông Việt khẳng định, là người nuôi tôm có kinh nghiệm thì không nên tiếc rẻ như vậy, ngược lại nên chuẩn bị tốt các điều kiện để tập trung cho vụ nuôi mới.