Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Mô Hình Vườn Rừng Tầm Vông

Làm Giàu Từ Mô Hình Vườn Rừng Tầm Vông
Publish date: Wednesday. April 2nd, 2014

Năm 1984, rời Đà Lạt, ông Ngô Tuất (1945) xuống thôn Hương Thủy, xã Hương Lâm, huyện Đạ Tẻh với quyết tâm phát triển sản xuất để nuôi 4 con nhỏ trưởng thành. Buổi đầu vợ chồng ông bà làm ruộng lúa, hoa màu, đậu đỗ và trồng dâu nuôi tằm trên diện tích vườn 3,1 ha tự khai phá mà có.

Những năm tháng “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, gắn bó với cây lúa, hoa màu đậu đỗ, dâu tằm cũng mang lại “đồng vào, đồng ra”, ổn định cuộc sống gia đình.

Nhưng rồi, lâu dần đất bạc màu, nguồn nước tưới cạn kiệt, lúa, hoa màu, đậu đỗ, dâu tằm không còn cho năng suất, sản lượng, nên đến cuối năm 2009, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của xã, ông Ngô Tuất quyết định “đột phá” trồng thử nghiệm 6 sào - 460 gốc tầm vông.

Lúc đó, thông qua UBND xã Hương Lâm, ông được Công ty Cỏ xanh ở Tây Ninh đầu tư trọn gói từ cây giống, phân bón, công chăm sóc 20.000 đồng/gốc, trừ dần qua bán sản phẩm hàng năm dưới hình thức bao tiêu sản phẩm.

Sau khi trồng thử thành công và đúc rút được kinh nghiệm khi được Công ty Cỏ Xanh tổ chức cho đi tham quan học hỏi kinh nghiệm tại các mô hình vườn rừng tầm vông ở Tây Ninh, cũng như thấy được tính bền vững của mô hình khi được chứng kiến việc gia công chế biến, kinh doanh tại nhà máy của công ty, ông quyết định mở rộng diện tích vườn rừng tầm vông lên 2,2 ha.

Từ diện tích ban đầu này, lứa thu hoạch đầu tiên (2013), ông thu được 36 triệu đồng/6 sào, lứa thu hoạch thứ 2 này (2014) sẽ thu hoạch được 60 triệu đồng, dự kiến sang năm 2015 sẽ thu hoạch được trên dưới 200 triệu đồng/2,2 ha. Sau đó, hàng năm sẽ cho thu hoạch ổn định trên 100 triệu đồng/ha và kéo dài thời gian cho thu hoạch cây tầm vông lên đến 50 năm.

Hỏi về lợi thế khi thay đổi cơ cấu cây trồng bằng cây tầm vông, ông Ngô Tuất cho rằng: Trồng và chăm sóc cây tầm vông đơn giản, ít tốn kém hơn nhiều so với các loại cây trồng khác, nhưng lại cho hiệu quả kinh tế rất cao.

Đối với vùng đất Hương Lâm (nói riêng), Đạ Tẻh (nói chung) không có cây trồng nào đạt được trên 100 triệu đồng/ha như cây tầm vông, chăm sóc lại không có gì vất vả, bởi sau khi trồng mới, bón phân chuồng và NPK hai lần vào đầu mùa mưa và giữa mùa mưa (đào hố bỏ phân giữa hai luống tầm vông), xong đâu đó là đợi đến thời điểm thu hoạch, lại không lo thị trường tiêu thụ, bởi đã có Công ty Cỏ Xanh bao tiêu sản phẩm.

Điều đáng nói nữa là, khi tiêu thụ, công ty thu mua triệt theo mức giá đã định sẵn để thanh toán tiền: Dài 5m - 5.000 đồng, 6m - 9.000 đồng, 7m - 12.000 đồng, 8m - 15.000 đồng, 8,5m trở lên 24.000 đồng.

Đặc biệt, ban đầu còn lệ thuộc vào cây giống của công ty, nhưng đến nay, qua học hỏi kinh nghiệm thực tế và tìm hiểu sách vở, ông Tuất đã biết ươm giống từ những chồi non của các gốc tầm vông, nên tiết kiệm được khá lớn tiền mua cây giống. Do vậy, ông đang có kế hoạch tiếp tục mở rộng diện tích mô hình vườn rừng tầm vông lên 3ha vào cuối năm 2014.

Thu nhập từ mô hình vườn rừng tầm vông mang lại khá cao, không những cho phép vợ chồng ông Ngô Tuất nuôi dạy 4 con trưởng thành, có điều kiện sớm ổn định cuộc sống sau khi lập gia đình, mà còn tạo điều kiện hết sức thuận lợi để ông tham gia công tác xã hội có hiệu quả.

Từ năm 2003 đến nay, ông là Chủ tịch Hội CTĐ của xã Hương Lâm, đã không quản ngại khó khăn, vất vả trong công tác tuyên truyền, vận động người dân trong thôn, trong xã nhiệt tình tham gia công tác từ thiện xã hội như: tình nguyện hiến máu nhân đạo, đóng góp các loại quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Vì người nghèo”, “Quỹ tình thương, tình nghĩa”, “Quỹ ủng hộ lụt bão miền Trung”, “Vì Trường Sa thân yêu”… theo phương châm “Mỗi gia đình, mỗi cá nhân, mỗi tổ chức là một địa chỉ đỏ”.

Do vậy, ông đã được Tỉnh ủy, Hội CTĐ Việt Nam tặng bằng khen, được công nhận là nông dân sản xuất giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, được vinh dự dự hội nghị “Nông dân điển hình tiên tiến trong “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” năm 2013”. Đây là động lực lớn, thúc đẩy ông Ngô Tuất tiếp tục nỗ lực phát triển sản xuất làm giàu cho bản thân và quê hương.


Related news

Nuôi Cá Lóc Lãi Hơn 1 Tỷ Đồng/ha/vụ Nuôi Cá Lóc Lãi Hơn 1 Tỷ Đồng/ha/vụ

Hơn 600 hộ nông dân ở huyện Trà Cú đang giàu lên từ nghề nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp trong vùng nước lợ. Bình quân, 1 ha mặt nước mỗi năm người nuôi cá lóc thu lãi ròng trên 1 tỷ đồng/ha/vụ.

Monday. April 1st, 2013
Người Chăn Nuôi Gà “Than Vắn Thở Dài” Người Chăn Nuôi Gà “Than Vắn Thở Dài”

Đầu vào tăng, đầu ra liên tục giảm trong nhiều năm liên tiếp, đẩy người chăn nuôi gà ở Tiền Giang lâm vào tình cảnh nợ nần và đứng trước nguy cơ phá sản. Trong khi đó người tiêu dùng phải mua gà với giá khá cao. Trước tình trạng đó, người chăn nuôi chỉ có nước than vắn, thở dài…

Tuesday. June 4th, 2013
Nuôi Thí Điểm Thành Công Hươu Lấy Nhung Ở Ba Lòng (Quảng Trị) Nuôi Thí Điểm Thành Công Hươu Lấy Nhung Ở Ba Lòng (Quảng Trị)

Bằng nguồn vốn hỗ trợ vay từ Hội Nông dân xã, đến nay một số mô hình nuôi hươu lấy nhung thí điểm được thực hiện tại xã Ba Lòng, huyện Đakrông (Quảng Trị) đã bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Tuesday. April 2nd, 2013
Thả 80.000 Con Cá Giống Ra Môi Trường Tự Nhiên Ở Vĩnh Long Thả 80.000 Con Cá Giống Ra Môi Trường Tự Nhiên Ở Vĩnh Long

Kỷ niệm 54 năm Ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam 1-4, góp phần giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và tái tạo, duy trì nguồn lợi thủy sản cho môi trường tự nhiên, Chi cục Thủy sản Vĩnh Long đã thả 80.000 con cá giống các loại ra các sông ngòi, kênh rạch thuộc xã Mỹ Hòa (huyện Bình Minh), trong đó 40.000 con từ nguồn cá giống vận động ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong tỉnh.

Wednesday. April 3rd, 2013
Đa Dạng Hóa Nguồn Huy Động Đa Dạng Hóa Nguồn Huy Động

Với phương châm đa dạng hóa các nguồn huy động để đảm bảo vốn đầu tư làm NTM, Hòa Vang đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của nhiều doanh nghiệp, nhà hảo tâm và các tổ chức trong và ngoài thành phố...

Tuesday. June 4th, 2013