Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm giàu từ mô hình khép kín ở Vĩnh Long

Làm giàu từ mô hình khép kín ở Vĩnh Long
Author: Thành Hiệp
Publish date: Thursday. September 24th, 2020

Ông Lương Trung Nghĩa, 61 tuổi, ngụ ở xã Trung Nghĩa (Vũng Liêm, Vĩnh Long) mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho hiệu quả vượt trội.

Lúc đầu ông đào mương, lên liếp trồng bưởi da xanh và cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP. Dưới mương ông thả nhiều loại cá. Ngoài ra ông còn trồng lúa cao sản. Làm đâu trúng đó. Từ thành công bước đầu, ông đã tích lũy vốn mua máy xới, máy gặt đập liên hợp, máy cuộn rơm về phục vụ sản xuất, đồng thời gia công cho bà con trong xóm ấp.

Với bản tính năng động và ý chí vươn lên, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, luôn tìm tòi những mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả, ông Nghĩa chưa dừng lại ở đây mà còn mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi với hy vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương mình. Ông đã lên một kế hoạch sản xuất theo mô hình khép kín, cụ thể như nuôi bò để lấy phân ủ trùn quế. Từ trùn quế ông sẽ nuôi lươn, vừa tiện lợi vừa đỡ tốn thức ăn chăn nuôi.

Trước hết ông Nghĩa làm chuồng nuôi một đàn bò sinh sản trên 10 con. Đây là một loại bò giống Pháp, tăng trưởng nhanh, giá trị kinh tế cao. Người nuôi chỉ ra công cắt cỏ và làm vệ sinh. Bình quân mỗi năm ông xuất chuồng từ 7 – 8 con bê, giá mỗi con 20 triệu đồng. Ông nuôi bò không chỉ để bán thịt, bán con giống mà chủ yếu là lấy phân ủ nuôi trùn quế, phục vụ cho chăn nuôi và trồng trọt.

Là một nông dân ham học hỏi nên ông luôn tìm tòi, áp dụng những mô hình nông nghiệp thông minh mang lại hiệu quả cao. Chẳng hạn như trùn quế là một trong ba loại côn trùng siêu bổ (trùn quế, dế, ruồi lính đen) dùng làm thức ăn cho vật nuôi như gia cầm, cá, lươn và phân của chúng bón cho cây trồng rất ưu việt.

Từ ý tưởng đó, ông thiết kế hai hầm nuôi trùn quế bằng nguồn phân bò có sẵn. Ưu điểm của mô hình nầy là giúp người chăn nuôi tiết kiệm được nhiều chi phí đầu tư, mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, bảo vệ môi trường, đồng thời giảm thiểu được bệnh tật cho vật nuôi để tiến tới phát triển bền vững. Trùn quế ngoài làm thức ăn cho gia cầm, thủy hải sản, ông còn dùng phân (bã) để bón cho cây trồng.

Nhờ có trùn quế, năm 2019 ông tiến thêm một bước nữa là nuôi lươn không bùn. Khởi đầu ông thả 25.000 con giống trong 8 bể bạt ny lon trên nền đất rộng khoảng 120 m2. Sau 8 tháng nuôi bằng thức ăn công nghiệp trộn với trùn quế, ông đã xuất bán trên 1.300 kg lươn thành phẩm, giá bán dao động từ 150.000 – 170.000đ/kg.

Từ thành công đó, mỗi lần có bạn bè đến tham quan, ông phấn khởi giới thiệu đây là mô hình C - T - L (chuồng - trùn - lươn) do ông sáng tạo. Sắp tới ông sẽ thay bể nuôi lươn lót bạt bằng 15 bể xi măng dán gạch, diện tích mỗi bể 10 m2 bảo đảm vệ sinh, giúp lươn mau lớn, ít bệnh tật và chất lượng cao.


Related news

Kiếm tiền tỷ từ nuôi ốc nhồi tại Thái Nguyên Kiếm tiền tỷ từ nuôi ốc nhồi tại Thái Nguyên

Kiếm tiền tỷ từ nghề nuôi ốc nhồi, anh Trần Mạnh đã quyết định mở rộng quy mô khách hàng và nghiên cứu sâu mô hình nuôi ốc...

Monday. September 14th, 2020
Giáo viên mầm non nuôi cá lóc khép kín lãi cả tỷ đồng Giáo viên mầm non nuôi cá lóc khép kín lãi cả tỷ đồng

Nhờ nuôi cá lóc, mỗi năm vợ chồng chị Nguyễn Thị Kim Loan thu hoạch trên dưới 30 tấn cá, bán với giá 40.000 - 45.000 đồng/kg, thu về hàng trăm triệu đồng.

Monday. September 14th, 2020
Nuôi ếch mà tiền lãi lên đến vài trăm triệu mỗi năm Nuôi ếch mà tiền lãi lên đến vài trăm triệu mỗi năm

Giàu lên nhờ nuôi ếch. Nghề nuôi ếch không quá vất vả nhưng đã tạo công ăn, việc làm, thu nhập cao cho hàng trăm lao động địa phương.

Wednesday. September 23rd, 2020