Lâm Đồng Có Nhà Máy Chế Biến Cà Phê Hiện Đại Nhất

Vấn đề chất lượng cà phê xuất khẩu không chỉ riêng của Lâm Đồng mà là điểm yếu cố hữu của ngành cà phê Việt Nam. Tỷ lệ cà phê nước ta tham gia đấu thầu ở Sàn Giao dịch Luân Đôn (LIFEE) đạt tiêu chuẩn chỉ dưới 50%. Tổng kết ở 10 cảng châu Âu cho thấy, Việt Nam chiếm tới 88% tổng số cà phê không đạt tiêu chuẩn của cả thế giới, chỉ có 53% cà phê Việt Nam xuất khẩu cho Nestlé đạt tiêu chuẩn. Kraft Foods cũng khuyến cáo điều chỉnh chiến lược mua cà phê Việt Nam. Do đó, việc đầu tư mạnh theo hướng chế biến sâu có ý nghĩa quan trọng đối với cà phê Việt Nam.
Hoạt động ở vùng cà phê Lâm Đồng nhiều năm và theo đánh giá của chính quyền tỉnh Lâm Đồng, Tổng Công ty cà phê Thái Hòa (Hà Nội) đã có đóng góp tích cực cho phát triển cây cà phê thông qua việc thu mua số lượng lớn và xây dựng nhà máy tại chỗ. Năm 2007, Thái Hòa đã tạo dấu ấn lớn trong ngành chế biến cà phê Việt Nam với việc khởi công nhà máy liên hợp chế biến cà phê, phân vi sinh tại Lâm Hà (Lâm Đồng) trị giá 550 tỷ đồng. Dự kiến nhà máy được khánh thành vào năm 2009.
Đây là nhà máy được đánh giá lớn, hiện đại và đồng bộ nhất Việt Nam tới nay, có thể sánh ngang tầm quy mô và trình độ thế giới. Theo ông Đoàn Triệu Nhạn - Chuyên gia cao cấp của Hiệp hội Cà phê Việt Nam (Vicofa): "Nhà máy đạt tới hoàn chỉnh nhất về công nghệ hiện nay, có thể xem đó là bước trưởng thành của ngành chế biến cà phê Việt Nam".
Nhà máy sử dụng nguyên liệu đầu vào là cà phê quả tươi và sản phẩm cuối cùng là cà phê hòa tan. Bao gồm các dây chuyền chế biến ướt (65.000 tấn/năm), khô (100.000/năm), cà phê hòa tan (2.000 tấn/năm) và phân vi sinh (20.000 tấn/năm). Đặc biệt nhà máy được đánh giá cao về dây chuyền chế biến cà phê hòa tan công nghệ sấy phun do hãng sản xuất thiết bị chế biến cà phê Niro (Đan Mạch) cung cấp. Trong đó ưu điểm là quy trình trích ly nhanh và thu hồi hương cà phê (quyết định chất lượng sản phẩm). Tiếp đó, nhà máy sẽ được đầu tư thêm công nghệ sấy lạnh hay sấy thăng hoa hiện đại nhất trên thế giới đảm bảo cà phê có chất lượng tốt nhất. Ngoài ra, một điểm đáng chú ý nữa của nhà máy là khả năng xử lý ô nhiễm môi trường, tận dụng vỏ cà phê để sản xuất phân vi sinh.
Ông Nguyễn Văn An - Tổng Giám đốc Công ty Thái Hòa cho biết: "Nhà máy là minh chứng rõ nhất cho chiến lược đầu tư chế biến sâu của Thái Hòa, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và góp phần xây dựng thương hiệu cho cà phê Lâm Đồng nói riêng và Việt Nam nói chung". Hiện tại, Công ty có hệ thống 7 nhà máy chế biến cà phê ở nhiều vùng trên cả nước.
Còn Ông Phạm S – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Lâm Đồng cho biết: "Nhà máy được kỳ vọng sẽ làm thay đổi cơ bản năng lực chế biến và chất lượng cà phê của địa phương, góp phần tạo dựng
Related news

Ông Trần Bữu Hoàng, ở ấp Tân Trị 2, xã Tân Phú, huyện Long Mỹ là một nông dân sản xuất kinh doanh giỏi được nhiều người biết đến với mô hình trồng mãng cầu xiêm. Điều đặc biệt là ông biết cách cho cây mãng cầu ra trái theo ý muốn, vì vậy mà quanh năm, mùa nào trái mãng cầu cũng có mặt trên thị trường và thu nhập cả năm lên đến hàng trăm triệu đồng.

Anh Đinh Vũ Hải (39 tuổi, ngụ ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Trạch Đông, TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) đã áp dụng thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong nhà kính. Đây là mô hình nuôi tôm trong nhà kính đầu tiên ở Việt Nam, mở ra hướng phát triển mới cho nghề nuôi tôm ở khu vực ĐBSCL.

Được thuê đất với diện tích gần 2.000 m2, ông Nguyễn Công Nguyên (xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn - Ninh Bình) đã đầu tư xây dựng chuồng trại, quy hoạch nuôi các con nuôi đặc sản: Lợn rừng, lợn Mường, baba, gà thuốc, gà Lương Phượng, gà Hoàng Gia, chim bồ câu… mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chiều 11-4, theo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho biết, những năm gần đây diện tích trồng đậu nành ở các tỉnh ĐBSCL giảm liên tục. Nếu như năm 2009, toàn vùng có hơn 8.932ha đậu nành được trồng ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng, TP Cần Thơ…, nay giảm chỉ còn 2.967ha. Trong đó, nhiều nơi trồng đậu nành trọng điểm như huyện Lai Vung, Lấp Vò (Đồng Tháp); huyện Bình Tân, thị xã Bình Minh (Vĩnh Long)… nông dân ào ạt bỏ cây đậu nành chuyển sang trồng cây khác.

Cách đây hơn 5 năm, khi con tôm thẻ chân trắng mới về xã miền biển Trung Giang, huyện Gio Linh (Quảng Trị) và mang lại thu nhập rất cao cho vài hộ gia đình đã tạo ra “cơn sốt” trong nuôi trồng thủy sản ở địa phương này. Một số người trước đây vốn chỉ quen ra khơi vào lộng, quen nuôi tôm sú, nuôi cua vội gom góp vốn liếng, đất đai để chuyển qua nuôi tôm thẻ chân trắng với hy vọng đổi đời nhanh chóng.