Lai Châu Phát Triển Vùng Chè Hàng Hóa

Thời gian qua, cây chè được tỉnh Lai Châu xác định là cây công nghiệp hàng hoá chủ lực của tỉnh, là giải pháp xoá đói nghèo và làm giàu cho nông dân.
Tỉnh đã xây dựng và thực hiện Đề án phát triển vùng chè giai đoạn 2011-2015 và đến nay, tổng diện tích chè toàn tỉnh đã có 3.358ha, tăng 306ha so với năm 2010, tạo nguồn hàng hoá và sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
Nhìn lại 4 năm thực hiện phát triển vùng chè, toàn tỉnh Lai Châu đã trồng mới được 385,7ha, đạt 110% so với kế hoạch. Năm 2014, sản lượng chè toàn tỉnh dự tính đạt 20.600 tấn, với năng suất ước đạt 85,3 tạ/ha (tăng 25,3 tạ/ha so với năm 2010)...
Diện tích cây chè hiện nay ở Lai Châu không chỉ tập trung ở một vài huyện như trước mà đã trải rộng trên các địa bàn: Thành phố Lai Châu, Tam Đường, Tân Uyên... Trong đó huyện Tân Uyên trở thành mũi nhọn phát triển chè với diện tích hiện có hơn 1.300ha, với gần 1.000ha chè kinh doanh và đang tiếp tục trồng mới thêm 50ha chè trong năm 2014.
Dự kiến trong giai đoạn 2015-2020, tỉnh sẽ tập trung phát triển chè chất lượng cao với mục tiêu đến năm 2020 có 4.254ha chè; trong đó có 3.310ha chè kinh doanh cho năng suất trung bình 10 tấn/ha. Bà Vũ Thị Thiệu ở tiểu khu 5 thị trấn Tân Uyên (Tân Uyên) có hơn 6.000m2 chè, mỗi tháng, gia đình bà thu hơn 8 triệu đồng.
“Một gia đình mà có 1ha chè Kim Tuyên, chịu khó làm ăn đúng khoa học kỹ thuật thì chỉ sau 5 năm là đảm bảo thoát nghèo và có điều kiện vươn lên làm giàu đấy” - bà Thiệu khẳng định.
Related news

Ở thôn 2 xã Trà Linh (Nam Trà My), các hội viên phụ nữ đã mạnh dạn đứng ra vay vốn ưu đãi của Nhà nước để trồng cây sâm Ngọc Linh. Dám nghĩ, dám làm và quyết tâm thoát nghèo nên hiện tại nhiều chị em nắm trong tay khối tài sản hàng tỷ đồng.
Sở KH-CN vừa tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh hại trên cây hoa lily tại Quảng Nam”, do Th.S Nguyễn Văn Tân - Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh chủ nhiệm.

Cà Mau là tỉnh có thế mạnh về đánh bắt thủy sản. Tuy nhiên, hoạt động khai thác của ngư dân hiện nay vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Trong định hướng phát triển, tỉnh sẽ tiếp tục chuyển đổi cơ cấu nghề, tập trung khai thác các đối tượng có giá trị kinh tế, có khả năng xuất khẩu như: tôm, mực, cá ngừ, cá thu, nhóm cá nổi lớn.

Đây là mục tiêu đặt ra tại Quyết định 3195/QĐ-BNN-TCTS do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành phê duyệt Quy hoạch phát triển cá nước lạnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

UBND tỉnh Trà Vinh vừa phê duyệt đề tài “Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) siêu thâm canh tại các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải và Châu Thành. Tổng kinh phí thực hiện dự án là 5 tỷ đồng (trong đó ngân sách là 2.437.730.000 đồng, vốn đối ứng của dân là 2.562.270.000 đồng) từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ; thời gian thực hiện 24 tháng (từ tháng 8/2015 đến tháng 8/2017).