Kỹ thuật ủ phân vi sinh từ Mật Rỉ Đường
Do việc lạm dụng quá mức các loại phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp và việc sử dụng các loại phân hữu cơ truyền thống ngày càng ít, đã làm cho nhiều diện tích đất trồng trọt bị suy giảm độ phì nhiêu, mất cân đối dinh dưỡng trong đất, năng suất cây trồng giảm và tăng các chi phí sản xuất... Trong khi hầu hết các gia đình ở nông thôn đều có hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và có lượng phế phụ phẩm nông nghiệp rất lớn, nhưng chưa khai thác hoặc sử dụng hiệu quả để làm phân bón cho cây trồng, thậm chí còn gây ô nhiễm môi trường như việc đốt rơm, rạ sau thu hoạch lúa, phát mầm bệnh...
Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón mà các hộ nông dân có thể tự làm từ các loại phế thải như: Chất thải người, gia súc, gia cầm; rơm rạ, thân cây ngô, đậu, lạc, mía; cây phân xanh... được ủ với chế phẩm vi sinh dùng để bón vào đất làm tăng độ phì nhiêu, giảm ô nhiễm môi trường. Hay nói cách khác phân hữu cơ vi sinh là sản phẩm của quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Các vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ để phát triển sinh khối và giải phóng các chất hữu cơ dễ phân hủy...
1. Lợi ích của việc hoạt động ủ và sử dụng phân hữu cơ vi sinh:
- Tận dụng được các phế phụ phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi để tạo ra phân bón tốt cho cây trồng, làm giảm chi phí đầu tư trong trồng trọt như chi phí phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật...
- Tận dụng được thời gian lao động nhàn rỗi.
- Làm mất sức nảy mầm của hạt cỏ lẫn trong phân chuồng.
- Tiêu diệt các mầm bệnh có trong phân chuồng, nhất là khi gia súc bị bệnh.
- Phân hủy các hợp chất hữu cơ, khó tiêu thành dễ tiêu, khoáng chất, nguyên tố vi lượng cung cấp cho cây trồng sử dụng dễ dàng hơn.
- Làm tăng độ phì nhiêu của đất và có tác dụng cải tạo đất rất tốt, nhất là đối với các loại đất đã và đang bị suy thoái. Đặc biệt là đối với cây trồng cạn phân hữu cơ vi sinh rất thích hợp vì làm tăng độ tơi xốp của đất, giữ độ ẩm cho đất, hạn chế được rửa trôi đất.
- Sử dụng an toàn và vệ sinh cho cây trồng, vật nuôi và con người, hạn chế các chất độc hại tồn dư trong cây trồng như NO3-...Hạn chế sự phát tán của các vi sinh vật mang mầm bệnh trên rau màu. Giảm sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe con người.
- Tăng năng suất và chất lượng cho cây trồng.
- Rút ngắn được thời gian phân hủy và thuận lợi hơn trong việc vận chuyển so với các loại phân hữu cơ không tiến hành ủ.
2. Một số hạn chế của việc ủ và sử dụng phân hữu cơ vi sinh so với phân hóa học:
- Thành phần phân ủ thường không ổn định về chất lượng do thành phần nguyên liệu đưa vào không đồng đều...
- Phải tốn thêm công ủ và diện tích để ủ.
- Việc ủ phân thường ở dạng thủ công và lộ thiên tạo sự phản cảm về mỹ quan và phát tán mùi hôi trong 1-2 ngày đầu. Trong khi đó các loại phân hóa học như urê, lân, kali, NKP... gọn nhẹ, dễ vận chuyển, không quá đắt tiền, chất lượng đồng đều, thuận tiện sử dụng hơn phân hữu cơ vi sinh.
Related news
Cần có những biện pháp chăm sóc và đối phó thích hợp nhằm hạn chế thiệt hại cho các vườn cây ăn trái.
Chị Nguyễn Thị Na (TP.Cần Thơ) là một trong những người tiên phong trồng nấm bào ngư tại địa phương, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Việc trồng các loại cây ăn trái trong chậu hay thùng xốp đang được phát triển rộng rãi ở nhiều nơi. Không những cho môi trường xanh mát, còn tăng thu nhập