Kỹ thuật trồng và chăm sóc vú sữa - Phần 2
3. Bón phân
Phân bón cho vú sữa bà con nên chú ý chia làm 4 giai đoạn, quan trọng nhất là giai đoạn bón xử lý ra hoa.
Vì giai đoạn này mang tính quyết định đến năng suất của cây.
Lần 1: Bón vào giai đoạn xử lý ra hoa sớm với 5–10 kg phân hữu cơ hoai/cây và 3 – 6 kg gồm NPK (20 – 20 – 15 hoặc 16 – 16 – 8), Urê và phân lân theo tỉ lệ 1/1/1.
· Lần 2: Bón vào giai đoạn đậu trái lúc trái bằng nút áo với lượng 2 – 4 kg phân/cây gồm Urê và DAP theo tỉ lệ 2/1.
· Lần 3: Bón vào giai đoạn nuôi trái, lúc trái có đường kính khoảng 2cm, với 2 – 3 kg phân NPK/cây (dạng phân như nói trên).
· Lần 4: Bón vào giai đoạn trước thu hoạch 1 – 2 tháng với liều lượng 1 – 2 kg phân NPK/cây.
Các lần bón phân cách nhau từ 2,5 – 3 tháng.
Phương pháp bón: Trước khi bón phân nên tiến hành thu dọn toàn bộ vật liệu tủ gốc rồi bón lên mặt liếp (mô) hoặc xới rảnh sâu 5-10 cm ở 2/3 đường kính tán cây, bón phân vào rãnh.
Sau khi bón phân nên che phủ gốc bằng các vật liệu hữu cơ và tưới nước liên tục 5-7 ngày cho phân tan vào đất.
4. Phòng trừ sâu bệnh
Vì mật độ trồng vú sữa khá thưa và thời gian sinh trưởng lâu nên trong những năm đầu (1-3) năm bà con nên xen canh vài loại cây ngắn ngày để tận dụng diện tích trống đồng thời hạn chế cỏ dại trong vườn.
Vú sữa là loại cây rễ ăn nông nên vào mùa nắng bà con nên chú ý tủ lá cây giữ ẩm cho đất tránh làm tổn thương rễ.
Việc này rất quan trọng với những năm đầu khi tán lá chưa khép vườn.
Cây vú sữa ghép bắt đầu cho quả bói khi cây được 18-20 tháng; thời gian từ lúc đậu trái đến khi thu hoạch (trái chín) khoảng 180-200 ngày.
Sau khi thu hoạch bà con nên tiến hành cắt tỉa cành lá, tạo tán cho cây.
Đây là việc nên làm nhằm hạn chế sâu bệnh, tăng năng suất và tránh đỗ ngã.
Với vú sữa bà con quan tâm đến sâu, ruồi đục trái.
Đây là nhóm đối tượng gây hại chính trên cây.
Tuy nhiên mật độ và thiệt hại thường không nhiều.
Do đó có thể dùng các biện pháp sinh học để xua đuổi như trồng sả, vạn thọ, ổi lấy lá hoặc có thể treo hạt long não để bướm, ruồi không đến vườn.
Bệnh thối trái do nấm Lasio diplodia Theobromac và Colletotrichum sp.
xâm nhập từ khi trái còn nhỏ gây ra.
Vết bệnh lúc đầu chỉ là một đốm nhỏ màu đen, gặp thời tiết ẩm bệnh phát triển mạnh, lây lan nhanh khắp trái, làm trái khô đen và rụng, tỷ lệ trái hư khá cao, đôi khi lên tới 20-25%.
Phòng trừ bằng cách vệ sinh vườn cho thoáng, tránh lây lan; nhặt và tiêu hủy trái rụng vì bệnh.
Phun các loại thuốc như: Tipo-M 70BHN, Tinomyl 50WP, Lâmbac 35SD, Tipozeb 80WP liều theo hướng dẫn trên bao bì.
Related news
Cây Vú sữa Chrysophyllum cainino, thuộc họ Hồng xiêm Sapotaceae, sinh trưởng nhanh, thân gỗ dẽo, lá thường xanh, tán lá rộng, dày, hoa lưỡng tính, tự thụ phấn, khả năng đậu trái cao (cây trên 10 năm tuổi khả năng đậu trái có thể lên đến hơn 1.000 trái /cây), chiều cao có thể đến 10-15 m;
Những điểm cần lưu ý khi trồng thâm canh cây vú sữa - Phần 2
Vú sữa là loại trái cây cho vị ngọt, mát và hương thơm dễ chịu. Với giá trị dinh dưỡng cao, phù hợp với khẩu vị nhiều người, vú sữa hiện là một trong số nhiều sản phẩm được ưa chuộng hiện nay.