Kỹ thuật trồng và chăm sóc đậu ván tại nhà cho năng suất cao
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, đậu ván có tác dụng chống nôn mửa do ngộ độc thức ăn, điều trị viêm dạ dày, động thai, họ gà, dị ứng, viêm ruột cấp tính… Ngoài ra, loại đậu này còn được chế biến thành nhiều món ăn ngon.
1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và hạt giống
Dụng cụ trồng
Bạn có thể tận dụng bao nion, bao xi măng, chậu, khay hoặc thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng đậu ván. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.
Đất trồng
Đậu ván có thể sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất khác nhau. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa…
Hạt giống
Hiện tại, trên thị trường chủ yếu bán 2 loại giống là đậu ván trắng và đậu ván tím. Hạt giống bạn có thể lựa chọn và tìm mua ở các cửa hàng bán đồ nông sản hoặc siêu thị gần nhà.
2. Ngâm ủ và gieo hạt
Ngâm hạt giống đậu ván trong nước ấm 30 phút (nhiệt độ từ 50-52 độ C) và ủ vào khăn ấm khoảng 1 ngày hạt nứt thì đem gieo.
Gieo hạt với khoảng cách 1,5-2m nếu diện tích sân thượng hoặc ban công rộng. Trong mỗi chậu gieo từ 3-5 hạt. Sau khi gieo hạt xong thì phủ lên lớp đất mỏng từ 1-2cm. Tưới bằng vòi phun nhẹ. Che phủ kín lớp hạt mới gieo khoảng 2 ngày. Tưới ngày 2 lần.
Bạn có thể bỏ qua bước ngâm ủ và gieo hạt trực tiếp. Tuy nhiên tỷ lệ nảy mầm sẽ thấp và cây lâu nảy mầm hơn.
3. Chăm sóc
Khoảng 10 ngày đầu mới gieo trồng thì tưới nước ngày 2 lần cho đậu ván. Quãng thời gian sau thì ngày tưới nước 1 lần.
Khi cây được khoảng 10 ngày tuổi thì tỉa bớt các cây còi, để lại mỗi thùng xốp 2-3 cây.
Ở giai đoạn cây được 15 ngày tuổi, bón lót cho cây bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế, phân dê, phân gà… Cứ 20 ngày tiến hành bón 1 đợt.
Khi cây bắt đầu ra tua cuốn là thời điểm cần phải làm giàn cho cây leo. Bạn có thể làm giàn chữ A hoặc làm giàn như giàn bầu, đậu cove… Sau khi cây ra hoa, nên tưới nước vào rễ chứ không tưới trực tiếp vào hoa.
4. Thu hoạch
Khi thấy hoa ở đầu trái vừa héo khô thì thu hoạch. Nếu muốn ăn trái non thì không nên để quá lâu vì khi ăn sẽ bị xơ. Bạn cũng có thể để cho quả khô và thu hoạch hạt để nấu chè hoặc làm giống cho những vụ sau. Nếu chăm sóc tốt, một giàn đậu ván có thể cho thu hoạch từ 3-4 năm.
Related news
Đậu cô ve là loại rau quả được trồng gần như quanh năm nhưng bị nhiều loại sâu hại tấn công. Lâu nay bà con thường sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không có trong danh mục cho phép với nhiều lần phun và nồng độ phun gấp 2-3 lần mức cho phép, không đảm bảo thời gian cách ly, gây mất an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, nếu bà con áp dụng một số biện pháp canh tác hợp lý thì sẽ có những sản phẩm rau an toàn.
Đặc điểm sinh học: Đậu cô ve lùn, còn gọi là đậu xanh. Quả màu xanh, hạt nâu, cây lùn không leo. Ăn quả xanh có thể để giả ăn hạt. Quả ăn không ngon bằng đậu vàng. Tính chống chịu khá hơn đậu vàng.
Đậu cove là một loại rau trong họ đậu rau. Loại đậu này cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho con người. Cove được dùng nhiều trong các bữa ăn hàng ngày như các món xào hay đơn giản chỉ luộc ăn cũng rất ngon. Để đáp ứng nhu cầu trồng rau sạch tại nhà, để bổ sung thêm kinh nghiệm trồng rau tại VRS xin trích đăng bài viết về kinh nghiệm trồng và chăm sóc cho đậu cove sử dụng phân bón vô cơ trong thùng xốp.