Home / Cây ăn trái / Mít

Kỹ thuật trồng mít - Thời vụ và Chuẩn bị cây giống trước khi trồng

Kỹ thuật trồng mít - Thời vụ và Chuẩn bị cây giống trước khi trồng
Author: NĐH
Publish date: Thursday. September 1st, 2016

3. Thời vụ trồng mít

Mít có thể trồng được quanh năm, nhưng thời vụ trồng tốt nhất là vào đầu mùa mưa, từ tháng 5- 7 dương lịch.

Nếu chủ động được nước tưới, có thể trồng sớm hơn.

4. Kỹ thuật trồng mít

a. Chuẩn bị cây giống trước khi trồng

- Trồng bằng hạt:

Trồng bằng hạt, tuy dễ làm nhưng nhược điểm là cây chậm ra quả (trung bình 4- 8 năm), dễ phân ly nên ít khi chọn được giống tốt cho quả sai, chất lượng không ngon, có nhiều biến dị, không giữ được nguyên phẩm chất cây mẹ, cây có rễ cọc; bứng, trồng hay chết.

- Tạo cây con bằng phương pháp ghép:

Cây ghép sẽ cho quả sớm hơn, chống chịu sâu bệnh tốt hơn, giữ được phẩm chất cây mẹ.

Tuy nhiên, tỷ lệ thành công thấp, chỉ đạt 20- 40%.

Do vậy, muốn ghép mít đạt tỷ lệ sống cao, cần chú ý các khâu sau:

+ Chuẩn bị gốc ghép: Chọn hạt mít rừng, chọn những quả to, chín tròn đều để lấy hạt.

Chọn hạt to, sau đó đem hạt ngâm vào nước lạnh vài giờ để rửa sạch nhớt, vớt ra để ráo và đem gieo ngay.

Thời gian từ gieo đến mọc khoảng một tháng, nếu để lâu hơn thì tỷ lệ mọc thấp và thời gian mọc kéo dài.

Để tiện cho việc vận chuyển, nên gieo vào túi bầu ni lông kích thước 20 x10cm hoặc 20 x15cm.

Chọn đất tươ xốp trộn với phân chuồng hoai, phân lân và thuốc trừ kiến, mối; sau đó tiến hành cho vào bầu, xếp thành luống, làm mái che, gieo mỗi bầu 01 hạt và tưới nước dủ ẩm.

Chăm sóc cho đến khi cây có chiều cao 50 - 60cm, vỏ thân gần gốc chuyển sang màu nâu và lớn gần bằng ngón tay út là có thể tiến hành ghép.

+ Chẩn bị cành ghép: Cành để lấy mắt ghép phải chọn từ những cây đúng giống, khỏe mạnh, không sâu bệnh, sai quả, quả tròn đều, năng suất cao và ổn định, chất lượng ngon.

Chọn cắt những cành bánh tẻ, có các mầm khỏe, cắt bỏ hết những lá, chỉ chừa lại 1-2mm cuống lá, bảo quản tốt, không để cành ghép bị mất nước, nếu để mất nước, héo tỷ lệ sống sau ghi ghép rất thấp.

+ Ghép mắt: Có nhiều cách ghép, nhưng cách ghép mắt cửa sổ là dễ sống nhất, làm như sau:

Trên cây gốc gép, dùng dao sắc rạch hai đường song song cách nhau 1cm, dài 2cm, cách mặt đất 15- 20cm, sau đó tiến hành ghép mắt bằng mầm ghép đã lựa chọn.

Cách ghép, thông thường như với các loại cây ăn quả khác.

Trước ghép khoảng 2 tháng thì bón phân kali để khi ghép dễ bóc vỏ, mau liền sẹo.

Nên ghép vào mùa khô, cây ghép sẽ dễ sống hơn so với mùa mưa, mùa xuân (cây sinh trưởng mạnh và nhiều mủ).

+ Ghép áp: Trên cây giống (cây mẹ) chọn cành cùng cỡ và cùng lứa tuổi (2- 6 tháng), dùng đoạn cành ngọn, cành mọc đứng xiên ở ngoài tán.

Gốc ghép gieo hạt vào bầu to một chút cho bộ rễ phát triển dễ hơn.

Nếu chăm sóc tốt thì 6 tháng có thể buộc bầu đưa lên gần cành ghép trên cây mẹ, để sát cành ghép và gốc ghép, cạo vỏ rồi buộc lại với nhau.

Ghép áp dễ sống nhất, sau khi ghép 2 tháng mở dây, cắt bỏ phần ngọn của gốc ghép và cắt rời cây mẹ.

Chăm sóc cây con trong bóng râm mát, tưới nước cho đến khi cây con phát triển đầy đủ.

- Tạo cây con bằng phương pháp chiết cành:

Chiết cành là phương pháp nhân giống được áp dụng rộng rãi.

Cành chiết phải là cành tương đối già (2- 3 năm tuổi), cách chiết thông thường như các cây ăn quả khác.

Có thể dùng chất kích thích khi chiết (IBA 1.000 ppm,…) sẽ nâng cao tỷ lệ sống.

Thời vụ chiết tốt nhất là tháng 3- 4 (vụ xuân) và tháng 8- 9 (vụ thu) khi nhựa trong cây ổn định.

- Tạo cây con bằng phương pháp giâm rễ, giâm cành:

Lấy rễ hoặc cành bánh tẻ lá đã ổn định có đường kính từ 2- 3cm cắt thành từng đoạn 15- 20cm, nhúng gốc vào thuốc chống nấm (Benlate C, Aliette 0,15%) rồi cắm nghiêng sâu 10- 15cm trên mặt luống cát sạch, chừa lại phần ngọn 2-5cm (dùng vôi đánh dấu cho khỏi nhầm gốc, ngọn).

Hàng ngày tưới nước giữ ẩm trong nhà có mái che cho tới khi cây ra rễ, mọc chồi cao 10cm thì đem giâm vào bầu, chăm sóc một thời gian nữa rồi đem ra trồng.

(Nếu giâm cành cần phải làm nhanh ngay sau khi cắt; nếu chiết thì cần để sau 2- 3 ngày cho nhựa khô, rồi mới bó bầu, nếu không sẽ bị nhiễm khuẩn mà chết khô cành)

 


Related news

Một Số Dịch Bệnh Hại Trên Cây Mít Một Số Dịch Bệnh Hại Trên Cây Mít

Cách phòng hữu hiệu nhất là trồng cây trên đất cao ráo, thoát nước tốt. Không nên dùng biện pháp xử lý thuốc hóa học mà dùng biện pháp sinh học để phòng trừ sự gây hại hay bao trái vào cuối giai đoạn trái rụng sinh lý

Tuesday. January 31st, 2012
Phương Pháp Thu Hoạch Và Bảo Quản Mít Tố Nữ Phương Pháp Thu Hoạch Và Bảo Quản Mít Tố Nữ

Gói đất đèn trong giấy để dưới đáy chum hoặc sọt, sau đó xếp mít lên trên. Dùng bao tải hoặc giấy đậy kín chum hoặc sọt lại. Thời gian giấm khoảng 48 giờ.

Saturday. July 27th, 2013
Kỹ thuật trồng mít - Yêu cầu sinh thái và Giống mít Kỹ thuật trồng mít - Yêu cầu sinh thái và Giống mít

Mít là loại cây trồng phổ biến ở nước ta, nhiều hộ gia đình thanh niên đã không những thoát nghèo mà giàu lên từ cây mít. Tuy nhiên để thành công, các bạn cần nắm vững kỹ thuật về trồng trọt, chăm sóc và thu hoạch mít.

Thursday. September 1st, 2016