Kỹ Thuật Trồng Mía
I.ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG MÍA
1. Ja 60-5: Nguồn gốc CuBa
Trữ đường cao, dễ đổ ngã, năng suất khá, trổ cờ trung bình, kháng được bệnh than giống chín sớm.
2. C819-67: Nguồn gốc CuBa
Nảy mầm khoẻ, đẻ nhánh sớm, tập trung sinh trưởng nhanh, chịu hạn tốt, khả năng để gốc khá, trổ cờ sớm và nhiều, tỷ lệ đường khá. Mía chín trung bình muộn.
3. F 156: Nguồn gốc Đài Loan
Nảy mầm đẻ nhánh sớm, nhảy bụi trung bình, ít đổ ngã, khả năng để gốc trung bình, trổ cờ muộn và có tỷ lệ thấp, thích ứng rộng, chịu hạn, chịu phèn, kháng bệnh than, tỷ lệ đường khá, thân cứng, nước đường đen, không thích hợp ép thủ công. Mía chín trung bình muộn.
4. MY 55-14:
Nảy mầm đẻ nhánh sớm, vươn cao nhanh, thích ứng rộng, chịu hạn, ra hoa mạnh, khả năng để gốc tốt, mẫn cảm với rệp bông, tỷ lệ cây bị bất ruột cao, tỷCó thể trồng rải vụ. Song thích hợp với việc chế biến của nhà máy và cho năng suất cao, đề nghị trồng vào các thời điểm:
- Vùng có tưới: trồng từ tháng 1 đến tháng 4 dương lịch.- Vùng nước trời: trồng từ tháng 5 đến tháng 6 dương lịch.
2. Chuẩn bị đất:
- Mía có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất pha cát, đất xám đến đất sét nặng. Mỗi loại đất cần có chế độ canh tác thích hợp để đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Cày sâu 20-30cm, cày 2 lần vuông góc nhau sau mỗi lần cày là một lần bừa để cho đất nhỏ.- Rạch hàng thẳng sâu 15-20cm. Cách nhau 0,8-1m.
3. Gieo trồng:
* Hom giống:
- Lấy từ ruộng 7-8 tháng tuổi là tốt nhất.- Chặt ngang giữa lóng, không chặt sát mầm.
- Hom mía có từ 2-3 mầm tốt.- Trồng càng tươi càng tốt (giống nảy mầm chậm cần phải ngâm ủ)
* Lượng hom 3.000-5.000 hom/sào (Đất xấu trồng dày, đất tốt trồng thưa)* Độ sâu lấp:
- Thời tiết thuận lợi lấp 2,5-3cm.- Trời hanh khô lấp 5-7cm.
4. Bón phân: (tính cho 1 ha)
* Đất chua (PH = 4-4,5) bón 1.000kg vôi sau khi cày lần cuối.
* Lượng phân: 250-300kg Urê, 250-300Kg Supe lân, 200-240Kg KCL, phân chuồng 10-15 tấn.* Cách bón:
- Bón lót: Toàn bộ phân Chuồng, Lân 1/3 Đạm, ½ Kali.- Bón thúc lần 1: Khi mía kết thúc nảy mầm (4-5 lá) bón 1/3 lượng đạm.
- Bón thúc lần 2: Khi mía kết thúc đẻ nhánh (9-10 lá) bón 1/3 lượng đạm và ½ lượng Kali còn lại.- Bón vá áo: Khi mía có lóng, nếu thấy mía xấu bón thêm 50-100Kg Urê/ha
5. Xen canh cải tạo đất mía:
Bốn tháng đầu khi mới trồng hoặc chặt mía, giữa 2 hàng còn trống vì vậy nên trồng xen đậu phụng hoặc đậu xanh vừa tăng thu nhập vừa nâng cao năng suất mía.
6. Tưới nước:
Bình quân trong vụ mía thường tưới từ 15-20 lần. Thời kỳ mía nảy mầm đẻ nhánh 1 tháng nên tưới 4 lần.
- Mía đẻ nhánh làm lóng 2-3 lần/tháng.- Mía làm lóng: 1-2 lần/tháng.
- Mía sắp thu hoạch phải bỏ nước từ 20 ngày trở lên.Lưu ý: Đất trồng mía không được để nước ngập úng, phải thoát nước nhanh.
7. Phòng trừ sâu bệnh:
* Đất mới khai hoang hoặc có mối dùng 20-30Kg thuốc Diaphos, Padan để rải.
* Sâu đục thân: Dùng Diaphos, Padan rải vào gốc mía.* Rệp:Dùng Supracide, Trebon, Bascide để xịt.
* Bệnh than: Đưa những cây bệnh than ra khỏi ruộng và đốt để tiêu hủy mầm bệnh.
III.MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỂ CHĂM SÓC MÍA GỐC
Cây mía là cây thu hoạch hàng năm, nhưng để lưu gốc nhiều năm. Nếu chăm sóc bón phân tốt năng suất vụ gốc thường tăng hơn so với vụ tơ. Thời gian chăm sóc vụ gốc sớm hơn, khẩn trương hơn, thu hoạch sớm hơn vụ tơ.
1. Sau khi thu hoạch không quá 3 ngày, phải đốt sạch hoặc dọn lá mía ra khỏi ruộng, dùng máy, trâu bò, cuốc cày xả hoặc cuốc hai bên hàng mía làm dứt lớp rễ già.
2. Dùng toàn bộ phân chuồng, phân lân, 1/3 lượng đạm và ½ lượng Kali để bón lót. Bón thúc lần 1, lần 2 và bón vá áo. Căn cứ vào số lá mía như vụ tơ để bón nhưng lượng phân tăng 20-25% so với vụ tơ.
3. Việc chăm sóc tưới nước như vụ tơ.
4. Lưu ý:
- Phải thu hoạch khẩn trương để đảm bảo độ đồng đều của ruộng mía.- Không để lại những ruộng mía đã nhiễm sâu bệnh khó trị nhất là bệnh than.
Related news
Ở hom giống, triệu chứng đầu tiên là trên đầu hom cắt có màu hồng nhạt rồi xuất hiện vết đen, sau đó mọc ra lớp nấm mốc đen như than. Ở trên thân, ruột mía có màu đen và mùi dứa thối, lâu ngày ruột bệnh chỉ còn trơ lại xơ đen.
Để có thể ổn định và phát triển sản xuất mía đường có nhiều vấn đề về kinh tế và kỹ thuật cần phải giải quyết, trong đó biện pháp cơ bản hàng đầu là phải quy hoạch vùng nguyên liệu, đi vào thâm canh tăng nhanh năng suất và chữ đường (CCS) trên cơ sở hạ giá thành đầu tư. Sau đây là 10 biện pháp kỹ thuật cần chú ý áp dụng.
Ngoài khâu biết chuyển đổi giống mía mới, những nông dân trồng mía vùng Phụng Hiệp còn biết đúc kết kinh nghiệm để giảm thiểu tối đa sâu hại, nhằm hạ giá thành, tăng năng suất và chất lượng mía...
Từ đầu tháng 9/2010, trên các cánh đồng mía ở Phú Yên xuất hiện một loại sâu hại mới, chúng phát triển nhanh, gây vàng lá hàng loạt diện tích mía, tập trung nhiều nhất tại hai huyện Sơn Hòa, Sông Hinh.
Mía là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao được tỉnh Nghệ An chú trọng đầu tư phát triển. Quy hoạch vùng sản xuất mía đến năm 2015 là 30.000ha, hiện nay xấp xỉ 27.000ha.