Kỹ thuật trồng hồng giòn cho năng suất cao
Cây giống hồng giòn được tạo ra bằng hình thức sử dụng mắt ghép giống hồng giòn nhật bản, ghép trên gốc ghép giống địa phương, cây sinh trưởng phát triển tốt cho nhiều quả, đặc biệt quả khi chín không cần phải ngâm hoặc giấm như các giống hồng truyền thống và có ăn luôn mà không thấy có vị chát. Đây chính là loại hồng không có hạt.
Kỹ thuật trồng hồng giòn giúp bà con nông dân đạt năng suất cao
Sau đây là những hướng dẫn kỹ thuật trồng hồng giòn cho năng suất cao:
Chọn giống hồng giòn chất lượng tốt
Cây giống hồng giòn là cây ghép được trồng trong bầu PE hoặc ở dạng rễ trần. Tiêu chuẩn cây giống cho trồng mới TT Chỉ tiêu Loại I Loại II 1 Chiều cao cây tính từ mặt bầu hoặc mặt bầu đất (cm) > 60 50 - 60 2 Đường kính gốc ghép đo cách mặt bầu hoặc mặt bầu đất 10cm (cm) 1 – 1,2 0,8 – 1,0 3 Đường kính cành ghép đo cách vết ghép 2cm (cm) 0,8 – 1 0,6 – 0,8 4 Chiều dài cành ghép tính từ vết ghép (cm) > 45 30 – 45.
Cây giống hồng giòn không hạt nên được lựa chọn kĩ lưỡng
Thời vụ và mật độ trồng
Thời vụ trồng Tốt nhất là trồng vào tháng 1 -2 dương lịch (trước và sau tết nguyên đán). Khi cây rụng lá, ngừng sinh trưởng, trong cây chứa nhiều chất dự trữ nhất nên dễ sống, khi trời bớt lạnh mầm mới bật ngay. Thiết lập vườn quả trên đất dốc cần tạo các luống bậc thang rộng 3- 5m theo đường đồng mức.
+ Mật độ trồng 400 cây/ha: Hàng cách hàng 5 mét, cây cách cây 5 mét đối với đất vườn.
+ Mật độ trồng 500 cây/ha: Hàng cách hàng 5 mét, cây cách cây 4 mét đối với đất đồi. Trong điều kiện thâm canh cao, thiết kế vườn quả kiểu tán hình rẻ quạt hoặc kiểu chữ Y có hệ thống dây thép chống đỡ, có thể áp dụng: Mật độ trồng: 800 - 1000 cây/ha (2,5 - 3 x 5m).
Làm đất và đào hố trồng
Phát quang: Dọn cỏ và cây bụi để cây có đủ ánh sáng sinh trưởng và phát triển. Thiết kế: Đất có độ dốc < 100 thiết kế như trên đất bằng (bố trí trồng cây theo hình chữ nhật, hình vuông hay hình tam giác). Đất có độ dốc > 100 thì phải thiết kế và trồng cây theo đường đồng mức (dùng thước chữ A). - Mật độ: Tùy đất trồng mà khoảng cách giữa các cây có thể là: 4m x 4m; 5m x 5m hoặc 8m x 8m. - Đào hố: Đào hố kích thước 80cm x 80cm x 80cm.
Làm đất và đào hố trồng đúng quy cách để cây hồng giòn phát triển tốt
Phân bón lót
Dùng 50 đến 100kg phân chuồng hoai mục cùng với 1kg lân super, 0,5kg kali clorua và 1kg vôi bột trộn đều với đất phù sa hoặc màu (tầng đất mặt), lấp đất cao hơn mặt hố một chút (chuẩn bị trước khi trồng 1,2 tháng).
Kỹ thuật trồng cây hồng giòn
Dùng cuốc bới tâm hố đã chuẩn bị trước 1,2 tháng, xé bỏ túi bầu PE, đặt cây vào giữa hố, lấp đất bằng mặt bầu cây giống, nhấn chặt đều, dùng cọc đóng chéo buộc cố định, tưới đẫm nước. Sau đó thường xuyên giữ đủ ẩm cho cây.
Kỹ thuật chăm sóc định kỳ
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây hồng không hạt nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Ngoài ra, những năm lượng mưa xuân ít hoặc khô hạn, để đảm bảo năng suất và chất hồng chúng ta cần tưới đủ ẩm cho cây, nhất là thời kỳ ra hoa và phát lộc.
Kỹ thuật tưới nước và làm cỏ rất quan trọng với năng suất của cây hồng giòn
Làm cỏ: Chỉ nên làm cỏ ở vị trí trong tán cây hồng giòn, còn vị trí ngoài tán cây nên để cỏ cao 10-15 cm để giữ ẩm, tránh rửa trôi đất. Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
Đốn tỉa tạo hình
Việc đốn tỉa giúp cây hồng không hạt có sự thông thoáng, quang hợp tốt mà còn dễ phòng trừ sâu bệnh.
Trong giai đoạn thiết kế cơ bản: Sau trồng 6 tháng – 1 năm, cây phát triển được 50cm chúng ta tiến hành bấm ngọn để tạo cành khung cấp. Sau khi cành cấp 1 mọc được 40- 45cm đều ra các hướng chúng ta tiến hành cắt tiếp tạo ra cành cấp 2. Thời gian đốn tỉa thích hợp nhất tỉa vào mùa đông cuối đông và mùa xuân.
Trong thời kỳ kinh doanh: đốn vào mùa đông và mùa hè. Hồng có 3 kiểu đốn tỉa chính, kiểu hình phễu, hình chữ Y và tán rẻ quạt. Thông thường đốn tỉa theo kiều hình phễu là dễ đốn tỉa nhất và cho năng suất ổn định hơn kiểu tán kia.
Phải đốn tỉa, tạo hình đúng quy cách để cây hồng giòn cho nhiều quả
Kiểu tán hình phễu chúng ta tiến hành đốn như sau: Giữ một thân chính cao 0,5m sau đó cắt ngọn. Để 3 - 4 cành cấp 1 phân bố đều ra các phía. Đốn khống chế các cành cấp 1 không dài quá 45 cm, tạo cành cấp 2. Giữ 4 - 6 cành cấp 2 phân bố đều ra 2 phía. Khi đốn dùng kéo cắt nghiêng một góc 45 độ, vết cắt gọn để hạn chế sâu bệnh qua vết cắt khi gặp mưa.
Đốn tạo quả
Tỉa loại bỏ những cành yếu mọc tập trung, cành đã bị khô chết, cành vượt, duy trì kiểu tán như thời kỳ kiến thiết cơ bản (hình phễu hoặc rẻ quạt). Đốn một phần những cành mọc ngang quá dài, đối với kiểu tán hình phễu để lại dưới 60 cm, hình rẻ quạt dưới 40 cm.
Trong quá trình đốn tỉa quả hàng năm lưu ý, đối với hồng, cành cho quả chỉ xuất hiện trên cành mẹ đã mọc từ năm trước, ở vị trí búp thứ nhất đến búp thứ ba tính từ ngọn xuống. Do vậy, khi cắt bỏ một phần cành đã cho quả, cần để lại một đến hai mầm. Những mầm này sẽ phát triển thành cành mẹ để cho hoa và đậu quả ở năm sau.
Thời gian đốn: Đốn một lần trong năm vào thời kỳ ngủ nghỉ trong mùa đông.
Người nông dân cần biết cách phòng trừ sâu bệnh hại cho cây hồng giòn
Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại
Sâu ăn lá: hại hồng giòn chủ yếu vào cuối mùa xuân và đầu hè (từ tháng 4 - tháng 6), đặc biệt hại nặng thời kỳ kiến thiết cơ bản, cây phát triển nhiều ngọn chồi. Sâu non màu xanh nhạt, ăn trụi các búp non và các lá xung quanh búp, có thể gây chết cả cây thời kỳ kiến thiết cơ bản hoặc làm cây sinh trưởng chậm lại.
Bọ cánh cứng: xuất hiện vào mùa hè, gây hại chồi và lá, đặc biệt gây hại nặng cho các vườn hồng gần bìa rừng. Sâu có thể ăn trụi chồi và lá cây thời kỳ kiến thiết cơ bản, gây chết hoặc cũng làm chậm sinh trưởng.
Để phòng trừ sâu ăn lá và bọ cánh cứng hại cây, sử dụng thuốc Sherpa, Fastax pha theo nồng độ khuyến cáo.
Ruồi đục quả: Chúng ăn phần nhu mô quả, gây rụng quả ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như chất lượng quả.
Để phòng ruồi đục quả, tiến hành đốn tỉa cho cây thông thoáng, hạn chế mầm vượt và trồi vượt; thu hoạch quả kịp thời; thu dọn hết quả rụng trên vườn, chôn sâu xuống đất cũng làm giảm ruồi đục quả.
Về bệnh, hồng giòn hay mắc bệnh giác ban và bệnh đốm tròn. 2 bệnh này thường xuất hiện vào những tháng có mưa nhiều đó là tháng 7, 8, 9.
Cách phòng: chăm sóc cây phát triển tốt, thường xuyên kiểm tra vườn quả loại bỏ toàn bộ cành bị bệnh thu gom về một khu vực để xử lý. Nếu làm tốt các khâu mà cây vẫn có bệnh, có thể dùng thuốc để phun: Kepanlazin, Bavectin, Dithan hoặc Booc-đô. Liều lượng và cách sử dụng thực hiện theo chỉ định của nhà sản xuất.
Áp dụng đúng kĩ thuật trồng hồng giòn sẽ cho năng suất, chất lượng cao
Hồng giòn là một trong những cây ăn quả cho giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Sau 3,5 – 4,5 năm bắt đầu cho quả bói, một cây cho khoảng 20 - 50kg với giá bán trung bình 20.000 đ/kg, trừ chi phí bà con có thể thu lãi 250 – 300 triệu đồng /ha. Nếu chăm sóc tốt những năm về sau sẽ cho thu hoạch nhiều quả hơn.
Những kĩ thuật trồng hồng giòn cho năng suất cao trên đây có thể giúp bà con nông dân bội thu với giống cây trồng này.
Related news
Cây Lan quân tử là loài hoa chịu được thời tiết khắc nghiệt bởi sức sống vô cùng mạnh mẽ. Đây cũng chính là một trong những yếu tố thuận lợi trong khâu kỹ thuật
Chanh không hạt là loại cây ăn trái thích nghi rộng rãi ở nước ta. Trong chanh có nhiều thành phần phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của con người
Xu hướng sản xuất nông nghiệp hiện nay trên thế giới là tập trung mọi biện pháp để có sản phẩm nông nghiệp sạch, hay nông nghiệp an toàn.