Kỹ thuật trồng hoa Đào Chuông cho không gian đẹp ngất ngây
Kỹ thuật trồng hoa Đào Chuông trong những năm gần đây được nhiều người áp dụng không chỉ bởi hoa rất đẹp mà hương thơm cũng cực kỳ quyến rũ.
Cây hoa Đào Chuông thuộc họ đỗ quyên. Ảnh minh họa
Cây hoa Đào Chuông thuộc họ đỗ quyên (Ericcaceae) bộ Ericales, lớp Magnoliopsida, là loại cây tiểu mộc chỉ cao khoảng 5m trở lại, lá nhỏ, nhánh non không lông, được phân bố ở độ cao từ 1.400m trở lên.
Cây Hoa Đào Chuông trước đây được người dân phát hiện ở trong rừng, sau đó đưa về trồng trên đỉnh Núi Chúa (Bà Nà – Đà Nẵng). Cây hoa có tên “đào chuông” là do người địa phương đặt cho loài hoa này vì có những cánh hoa khi nở rộ trông như những chiếc chuông nhỏ màu hồng đậm treo lủng lẳng nhưng rất duyên dáng trên cành.
Loài hoa này dù hơi mong manh nhưng mang đầy sức sống khiến cho bao kẻ mê hoa phải say lòng trước vẻ đẹp khó cưỡng của nó. Chính những vẻ đẹp hội tụ ấy mà hiện nay được nhiều người áp dụng kỹ thuật trồng cây hoa Đào Chuông. Tuy nhiên, do là giống hoa của núi rừng nên khi mang về nhà trồng không phải ai cũng am hiểu và biết cách chăm sóc đúng nhất để cây luôn cho ra hoa đẹp, màu sắc tươi mới. Dưới đây là những bước kỹ thuật trồng cây hoa Đào Chuông cơ bản nhất để bạn tham khảo.
Phân bố và điều kiện nhiệt độ trồng cây hoa Đào Chuông
Đào Chuông được phát hiện trong khu rừng ở Việt Nam, thường mọc ở trên cao 1.400km và được người dân nhân giống, chiết cành mang về trồng ở khắp nơi, nhất là ở khu vực Bà Nà- Đà Nẵng. Đây chính là một biểu tượng của khu du lịch này. Cây đào chuông thường được trồng ở ngoài trời, trong sân vườn do cây ưa sáng.
Cây hoa Đào Chuông thường mọc ở những nơi vùng núi cao. Ảnh minh họa
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Đào Chuông
Kỹ thuật trồng hoa Đào Chuông bằng nhiều phương pháp khác nhau như nhân giống cây từ hạt hoặc bằng cách giâm, chiết cành. Do cây ưa khí hậu mát mẻ hoặc lạnh, ưa đất mùn nên cây cũng rất dễ sống, có thể tồn tại ở khí hậu khắc nghiệt nhất nên không cần tốn quá nhiều thời gian chăm sóc. Đào chuông nở đúng dịp Tết nên không cần bấm cành hay tuốt lá những loài đào khác.
Kỹ thuật trồng hoa Đào Chuông bằng cách gieo hạt, giâm hoặc chiết cành. Ảnh minh họa
Do hoa Đào Chuông mọc trên vùng núi cao hơn 1000m so với mực nước biển, ưa khô hạn nên không cần tưới cho cây quá nhiều. Chỉ cần giữ ẩm cho cây là được nhưng phải đảm bảo đất trồng tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, thoát nước tốt, đất mùn là tốt nhất.
Phòng bệnh cho hoa Đào Chuông
Cây hoa Đào Chuông có sức sống mãnh liệt từ núi rừng sâu thẳm nên khi mang về nhà trồng dù điều kiện chăm sóc cũng như điều kiện khác nhau nên cây không có sâu bệnh. Đây là một trong những yếu tố thuận lợi giúp người chơi hoa này tiết kiệm được rất nhiều thời gian chăm sóc và phòng bệnh.
Cách chăm sóc hoa Đào Chuông chơi Tết cũng cực kỳ đơn giản.
Hoa Đào Chuông chỉ nở được trong thời gian ngắn trong vòng một tháng rồi lụi tàn.
Sở dĩ cây có tên Đào Chuông là do nó mọc chúc xuống dưới và có hình như những chiếc chuông nhỏ treo lủng lẳng trên canh. Hoa có màu hồng và mùa Đông cho đến mùa Xuân năm sau.
Related news
Kỹ thuật trồng hoa hồng bằng cành làm sao không bị chết mà lại cho ra hoa nở quanh năm không phải ai cũng có thể áp dụng thành công
Kỹ thuật trồng cây hoa Tóc Tiên leo cực kì dễ trồng, chỉ cần gieo ít hạt vào đất, làm giàn cho cây leo cùng với công chăm sóc không quá cầu kỳ.
Kỹ thuật trồng hoa mười giờ bằng hạt quá đơn giản nhưng lại tạo nên một vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát và không kém phần rực rỡ cho ngôi nhà của bạn.