Kỹ Thuật Trồng Giống Ngô Lai LVN-10

LVN-10 là giống ngô lai do Viện nghiên cứu ngô tạo ra, là giống ngô cho năng suất cao nhất hiện nay ở nước ta, màu và dạng hạt đẹp, độ đồng đều cao, chịu hạn, chịu chua phèn, chống đổ tốt, ít nhiễm sâu bệnh. LVN-10 thích ứng với mọi vùng sinh thái trong cả nước, nếu gieo trồng vào thời vụ thích hợp và có điều kiện thâm canh cao thì hiệu quả càng lớn.
- Đặc điểm giống: LVN-10 có thời gian sinh trưởng trung bình muộn tương đương VM-1.Ở miền Bắc:+ Vụ Xuân 120 - 135 ngày.+ Vụ Thu: 95 - 100 ngày.+ vụ Đông: 110 - 125 ngày.+ Màu dạng hạt: Bán đá vàng da cam.+ Cao cây: 200 ± 20 cm.+ Cao đóng bắp: 100 ± 10 cm.+ Độ dài bắp: 20 cm ± 4 cm.+ Số hàng hạt/bắp: 10 - 14 hàng.+ Tỷ lệ hạt/bắp: 82 - 84%.+ Trọng lượng 1.000 hạt: 330 (gr)+ Hạt chắc/bông: 150 - 200 hạt+ Tỷ lệ cây 2 bắp: 50 -80% (nếu trồng xen tỷ lệ cao hơn).+ Độ bọc kín, chắc, mỏng.+ Tiềm năng năng suất: 8 - 12 tấn/ha.- Kỹ thuật gieo trồng: Chọn đất có điều kiện thâm canh để có năng suất cao.+ Thời vụ gieo: LVN-10 trồng được nhiều thời vụ nhưng có hiệu quả tốt nhất đối với từng vùng như sau:* Tây Bắc: Vụ Xuân Hè (20/3 - 20/4).* Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ: Vụ Thu Đông (trước 15/9)Vụ Thu (15/7 - 10/8).Vụ Xuân: 15/1 - 10/2.* Các tỉnh miền Trung và miền Nam:Vụ Đông Xuân: Gieo cuối tháng 11, đầu tháng 12.Vụ Hè Thu: Gieo trong tháng 4, chậm nhất vào đầu tháng 5.Vụ Thu Đông: Gieo đầu tháng 8 (1 - 10/8)Đây là nét chung nhất về thời vụ, còn thời vụ tối ưu cho từng vùng cụ thể do cơ quan khuyến nông tỉnh, huyện khuyến cáo.+ Mật độ: 4,1 - 4,7 vạn cây/ha.* Khoảng cách: 70 x 30 - 35 cm/cây.Nếu trồng xen với cây họ đậu: 1 - 1,5 cây/m2.* Nên gieo 1 hạt/hốc xen kẽ 2 hạt/hốc (sau tỉa chỉ để lại 1 cây/hốc).* Lượng giống cho 1 ha 12 - 15 kg.+ Phân bón: Phân bón cho 1 ha:Phân chuồng: 10 - 15 tấn (370 - 550 g/sào Bắc Bộ).Đạm Urê: 300 - 400 kg (12 - 15 kg/sào Bắc Bộ). Supe lân: 500 - 600 kg (15 - 18,5 kg/sào Bắc Bộ).Clorua Kali: 120 - 150 kg (4,5 - 5,5 kg/sào Bắc Bộ).* Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân.* Bón thúc: Đợt 1 lúc 3 - 4 lá bón 1/3 Urê + ½ Kali.Đợt 2 lúc 9 - 10 lá bón 1/3 Urê + ½ Kali.Đợt 3 trước lúc trổ cờ 5 - 7 ngày bón nốt số phân còn lại.+ Chăm sóc phòng trừ sâu bệnh:* Tỉa định cây, bảo đảm mật độ.* Tưới nước khi cần, đặc biệt trước và sau khi trổ cờ 10 - 15 ngày.* Phòng trừ sâu bệnh: Rắc 6- 7 hạt Furadan 3H hoặc Basudin 10H vào nõn để trừ sâu đục thân. Phun Furadan 2 gam/lít khi có rệp cờ.+ Thu hoạch: Có thể thu hoạch khi lá bi chuyển màu nâu, dưới chân hạt đã xuất hiện điểm sẹo đen.* Chú ý: Không dùng hạt thu hoạch ở ruộng ngô lai để làm giống cho vụ sau.Related news

Ngô cung cấp lương thực đảm bảo cuộc sống cho người dân, nhất là người dân ở các huyện vùng cao, vùng sâu và là nguồn thức ăn tinh, thô xanh phục vụ cho ngành chăn nuôi. Nhưng trên thực tế trong sản xuất, người dẫn còn gặp nhiều tổn thất về sản lượng, chất lượng của hạt ngô do quá trình thu hoạch, bảo quản.

Trong những năm gần đây, nông dân trồng bắp trên các vùng chuyên canh đang phải đối phó với một bệnh khá nghiêm trọng trên cây bắp. Nhiều nông dân buộc phải hủy bỏ hoặc gieo trồng cây khác, dùng thuốc bảo vệ thực vật nhưng kết quả không như mong muốn. Đó là bệnh sọc lá bắp. Sau đây là một số thông tin giúp bà con nông dân phòng ngừa bệnh hại này hiệu quả hơn.

Thiếu đạm: Triệu chứng của cây bắp khi thiếu đạm là các lá dưới bắt đầu bị vàng đi ở chóp lá và lan dần dọc theo gân lá chính. Vì đạm là một chất dinh dưỡng di động trong cây nên các dấu hiệu thiếu đạm sẽ chuyển dần lên các lá trên và các lá dưới sẽ chết trước. Có thể phân tích hàm lượng đạm trong tế bào lá ngoài đồng bằng cách dùng các chất chỉ thị hóa học hay bằng các dụng cụ đo lường điện tử để chẩn đoán sự thiếu đạm. Thiếu đạm sẽ làm chết cây con, trái nhỏ và hạt lép nhiều sẽ dẫn đến năng suất thấp.

Trong việc trồng ngô theo mật độ, khoảng cách và kỹ thuật bón phân được quy định trên bao bì, anh Trần Xuân Cảnh ở thôn Lương Gián, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương đã có cách đặt mầm hạt nên chỉnh được hướng tán lá sau mọc và đạt hiệu quả cao.

Ngô là cây trồng có tiềm năng năng suất rất cao, đồng thời cũng lại có nhu cầu dinh dưỡng rất lớn. Hiện tại trên thế giới năng suất kỷ lục của ngô là 212 tạ/ha (7,8 tạ/sào Bắc Bộ) và với năng suất này thì nhu cầu về dinh dưỡng rất lớn. Tuy nhiên, trung bình với năng suất 6 tấn/ha, cây ngô hút 155kg N (337kg urê), 60kg P2O5 (360kg supe lân) và 115kg K2O (192kg kali clorua), còn nếu tính cho 1 sào Bắc Bộ thì với năng suất 220kg cần 12,5kg đạm urê, 13kg supe lân và 7kg kali clorua.