Home / Tin tức / Tin nông nghiệp

Kỹ thuật trồng, chăm sóc bưởi Diễn

Kỹ thuật trồng, chăm sóc bưởi Diễn
Author: Hữu Nghị
Publish date: Thursday. January 10th, 2019

Khi trời khô hạn cần hoà tan phân trong nước để tưới hoặc rải phân theo hình chiếu của tán, xới nhẹ đất và tưới nước. Hoặc đào rãnh theo hình tán của cây, bón phân và lấp đất lại.

Bưởi Diễn là giống quả tròn, vỏ quả nhẵn, khi chín màu vàng cam, khối lượng trung bình từ 0,8 - 1kg, ăn giòn, ngọt.

Với vườn cây từ 7 tuổi trở lên, năng suất đạt từ 25 - 28 tấn/ha trong điều kiện chăm sóc trung bình. Thời gian thu hoạch thường trước Tết Nguyên đán khoảng 15 - 20 ngày.

Đây là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao và có khả năng thích ứng rộng rãi. Về kỹ thuật trồng, chăm sóc, bà con cần lưu ý một số biện pháp chính gồm thời vụ trồng, giống, làm đất, bón phân, cách trồng…

- Thời vụ: Vụ xuân trồng tháng 2 - 4, vụ thu trồng tháng 8 - 10.

- Chuẩn bị giống: Cây giống sản xuất bằng phương pháp ghép phải được tạo hình cơ bản trong vườn ươm, có ít nhất 2 cành cấp 1 và không nhiều quá 3 cành.

Đường kính cành ghép cách điểm ghép đạt từ 0,5 - 0,7 cm; dài từ 50 cm trở lên; có bộ lá xanh tốt, không sâu, bệnh.

- Chọn đất và làm đất: Đất trồng bưởi Diễn tốt nhất có tầng dầy từ 1 m trở lên, kết cấu xốp để giữ màu và thoát nước tốt, giàu mùn. Trước khi trồng cần phát quang, san mặt bằng; đào hố; bón phân lót và lấp hố...

 - Đối với những đồi rừng chuyển sang trồng bưởi Diễn đều phải phát quang, thậm chí phải đánh bỏ toàn bộ rễ cây rừng và san ủi tạo mặt phẳng tương đối để cho việc thiết kế vườn được dễ dàng.

- Tuỳ theo từng vùng đất xấu tốt mà bố trí mật độ khác nhau: Khoảng cách trung bình (5 x 6m), mật độ 333 cây/ha. Vùng đồi có thể trồng với khoảng cách (6 - 7m), mật độ 240 - 300 cây/ha.

- Bón phân: Bón lót pân chuồng hoai mục 20 - 30 kg/hố. Phân NPK 16.16.8+13S Hữu Nghị 0,3 - 0,4 kg/hố. Vôi bột 0,3 - 0,5 kg/hố.

- Cách trồng: Hố phải đào trước khi trồng khoảng 1 tháng với kích thước hố rộng  0,6 - 0,8 m sâu 0,6 - 0,8 m. Trộn đều toàn bộ lượng phân ở trên với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15 - 20 cm.

Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất cho chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh lay gốc làm chết cây.

Sau khi trồng xong cần phải tưới nước ngay. Nếu trời nắng hạn tưới 1 lần/ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới.

Bón thúc: Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm:            

+ Bón thúc 1 (tháng 8 - 11) từ 0,4 - 0,5 kg NPK 16.16.8+13S Hữu Nghị/cây.

+ Bón thúc 2 (đón hoa, cành xuân) từ 15/1 - 15/3 từ 0,4 - 0,5 kg NPK 16.16.8+13S Hữu Nghị/cây.

+ Bón thúc 3 (tăng trọng quả) vào tháng 5 - 7 từ 0,5 - 0,6 kg NPK 15.15.15+TE Hữu Nghị/cây.

+ Bón thúc 4 (phục hồi cây sau khi thu hoạch) từ 0,5 - 06 kg NPK 16.16.8+13S Hữu Nghị/cây.

Các năm sau lượng phân tăng theo tuổi cây, năng suất quả và tuỳ thuộc loại đất.

Cách bón phân NPK Hữu Nghị: Khi đất ẩm chỉ cần rải phân lên mặt đất theo hình chiếu của tán cách xa gốc 20 - 30 cm, sau đó tưới nước để hoà tan phân.

Khi trời khô hạn cần hoà tan phân trong nước để tưới hoặc rải phân theo hình chiếu của tán, xới nhẹ đất và tưới nước. Hoặc đào rãnh theo hình tán của cây, bón phân và lấp đất lại.


Related news

Làm giàu từ nghề trồng hoa hồng Làm giàu từ nghề trồng hoa hồng

Anh Phạm Văn Trọng được nhiều người chơi hoa trong và ngoài tỉnh biết đến bởi khả năng sưu tầm, ghép, nhân giống nhiều dòng hoa lạ, quý hiếm

Thursday. January 10th, 2019
Làm giàu từ hoa hồng cổ Làm giàu từ hoa hồng cổ

Đi sau trong việc trồng hoa hồng cổ nhưng anh Phạm Viết Toản vẫn “đến trước” với thị trường nhờ cách tiếp cận mới mẻ.

Thursday. January 10th, 2019
"Kỹ sư" nông dân và kỳ tích tạo ra 5 giống lúa đặc sản

Lai tạo thành công 5 giống lúa mới được thị trường ưa chuộng, trong đó có giống lúa Ngọc đỏ hương dứa hiện trở thành đặc sản

Thursday. January 10th, 2019