Home / Cây ăn trái / Táo

Kỹ thuật trồng cây táo tây tại nhà cho quả sai, trái ngọt quanh năm

Kỹ thuật trồng cây táo tây tại nhà cho quả sai, trái ngọt quanh năm
Author: An Dương
Publish date: Saturday. October 7th, 2017

Kỹ thuật trồng cây táo tây tại nhà cho quả sai trĩu cành không phải đơn giản bởi đây là cây trồng khá khó tính đối với thời tiết tại Việt Nam.

Kỹ thuật trồng cây táo tây có thể áp dụng quanh năm. Ảnh minh họa

Táo là một loại quả ngon, bổ dưỡng, đặc biệt có tác dụng giảm cân hiệu quả nên được nhiều bà nội trợ rất thích. Nhưng thay vì ra chợ mua thì tại sao bạn không tự tay trồng loại quả này tại nhà. Dù không phải đơn giản trong kỹ thuật trồng cây và chăm sóc nhưng nếu bạn áp dụng đúng quy trình thì chắc chắn bạn sẽ sở hữu những cây táo tây sai trĩu cành, quả lại vô cùng thơm ngon.

Thời vụ

Táo tây có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất nên trồng vào mùa Thu và mùa Xuân ở miền Bắc hoặc cũng có thể trồng vào đầu mùa mưa ở miền Nam.

Đất trồng

Một yếu tố khá thuận lợi cho kỹ thuật trồng cây táo tây tại nhà đó là có thể sử dụng nhiều loại đất khác nhau từ đất sét trung bình đến đất cát nhưng thích hợp nhất trên đất thịt pha cát, giàu dinh dưỡng. Bạn cũng Có thể dùng đất sạch tại các vựa kiểng, hoa kiểng.

Chọn chậu

Chọn chậu có thể loại chậu có dáng cao, hay chậu miệng to là thích hợp nhất. Khi đánh cây từ vườn vào chậu, cần cắt tỉa bớt lá, đặt cây vào chậu sau đó lấp đất. chỉ lấp đến trên cổ rễ 1cm để tránh khi tưới cây bị trôi ra ngoài.

Kỹ thuật trồng cây táo tại nhà

Bước đầu tiên trong kỹ thuật trồng cây táo tây, trước hết bạn cần đào lỗ đặt bầu sao cho thân cây ngay thẳng ở giữa hố, mặt trên của bầu thấp hơn miệng hố 1-2cm. Bóc vỏ bầu, chú ý không được làm vỡ bầu hay bầu bị biến dạng. Đặt cây xuống hố ngay thẳng rồi mới lấp đất, lấp phần đất tơi xốp xuống trước, rồi lấp đất kín xung quanh bầu , dận đất xung quang bầu vừa tới, vun thêm đất mặt vào quanh gốc trên cổ rễ 2-3cm. Bón lót phân chuồng hoai, phân hữu cơ sinh học HVP 401 B, vi lượng HVP Organic, vôi bột và super lân. Đào hố và bón phân lót trước khi trồng 15-20 ngày. Kỹ thuật trồng cây táo tây cũng có thể áp dụng bằng phương pháp gieo hạt hoặc ghép cành. 

Kỹ thuật trồng cây táo tây cho quả sai, trái ngọt cần chăm sóc hết sức kỹ càng. Ảnh minh họa 

Chăm sóc

Kỹ thuật chăm sóc cây táo luôn phải chú ý tới khâu tưới nước vì đây là loài cây ưa ẩm, nhất là khi quả đang phát triển, nếu không đủ nước quả sẽ nhỏ và chát. Để có năng suất cao, quả ngon thì trồng táo phải biết đốn và tỉa cành.  Đầu tiên bạn cần cắt các cành đã cho quả chỉ để lại 1 đoạn 20-30cm. Trên đầu cành này sẽ cho nhiều cành nhỏ, có thể tỉa bớt chỉ để vài cành phân bố đều trên tán cây. Bạn cũng có thể tạo tán từ khi cây còn nhỏ trên một năm tuổi đến khi lớn. Cắt cụt hết các loại cành, chỉ để lại một đoạn gốc của vài cành lớn đã ra trong năm trước, cây sẽ cho nhiều cành mới trẻ hơn, cho năng suất và chất lượng quả tốt hơn.

Bệnh hại cây

Cây táo và quả táo dễ bị nhiễm một số loại nấm, vi khuẩn và các vấn đề sâu bệnh, và có thể điều chỉnh bằng một số hóa chất hữu cơ và vô cơ. Tuy nhiên trong quá trình xử lý bạn đặc biệt cẩn thận khi sử dụng các loại hóa chất hay thuốc bảo vệ thực vật có hại tới sức khỏe. 

Nhân giống

Táo có thể nhân giống bằng hạt, cắm hom, chồi rễ, triết cành và ghép. Phổ biến hiện nay là phương pháp ghép mắt và ghép áp. Nên dùng táo chua làm gốc ghép. Mắt ghép lấy ở cành bánh tẻ, vỏ còn màu đỏ. Nếu ghép áp thì dùng gốc ghép ương trong bầu, cắt cụt ngọn cách gốc khoảng 20-30 cm vót thành hình nêm rồi luồn vào một lát cắt xiên trên cành ghép cho vừa khít, dùng dây quấn chặt lại, sau khoảng 15-20 ngày thì liền vỏ. Sau khi ghép 2-3 tháng là có thể cắt đi trồng.


Related news

Kỹ thuật trồng Táo ghép Kỹ thuật trồng Táo ghép

Táo có thể trồng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, riêng các tỉnh phía nam có thể trồng quanh năm, song tốt nhất là trồng vào mùa mưa

Saturday. September 10th, 2016
Bệnh ghẻ trên táo Bệnh ghẻ trên táo

Trên lá, bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở mặt dưới lá trước sau đó mới lan dần. Khi mới xuất hiện đốm bệnh có hình tròn, màu xám xanh, viền dần rõ nét hơn và có tơ màu đen hơi xanh. Sau một thời gian vết bệnh mọc nhô lên trông như những chiếc gai nhỏ

Saturday. September 10th, 2016
Kỹ thuật nhân giống táo - Phần 1 Kỹ thuật nhân giống táo - Phần 1

Cần tiến hành thường xuyên các khâu xới đất, trừ cỏ, dựng cây đổ, cắt mầm gốc khoảng 20-30cm từ mặt đất lên làm cho gốc nhẵn sạch, trừ sâu ăn lá kịp thời.

Saturday. September 10th, 2016