Kỹ Thuật Trồng Cây Sầu Riêng
I. Ðặc điểm chung:
+ Cây sầu riêng có thể sinh trưởng, phát triển trên nhiều loại đất nhưng tốt nhất là đất thịt, thoát nước tốt gần nguồn nước tưới.+ Cây sầu riêng là loại cây ưa khí hậu nóng, độ ẩm không khí cao.
+ Lượng mưa 2000mm/năm và không mưa khi trái chín già.+ Cây sầu riêng nở hoa vào ban đêm, thụ phấn nhờ dơi và bướm đêm.
+ Không nên trồng sầu riêng bằng hạt. Nên trồng sầu riêng bằng cây ghép mắt hoặc ghép cành.+ Cần phải trồng ít nhất 3-4 giống trong một vườn để giúp cây thụ phấn đậu trái tốt, trong đó giống chủ lực chiếm 50% số cây trên vườn (cứ một hàng giống chủ lực thì trồng một hàng giống khác.
II. Các giống triển vọng:
* Sầu riêng hột lép Bén Tre:
Có nguồn gốc từ một cây hột lép tại huyện Chợ Lách (Bến Tre). Cây cho tán tròn đều, cho trái ổn định (hơn 100 trái/năm). Trái to (2,0-3,5 kg), cân đối, có tỷ lệ hột lép 73%, cơm vàng đều, không xơ, nhão và dính tay. Tỷ lệ cơm chiếm đến 29%, ngọt, béo và thơm. Giống hiện đang nhân rộng, khá phổ biến tại đồng bằng sông Cửu Long.
* Sầu riêng hột lép Tiền Giang:
Xuất phát từ xã Ngũ hiệp, Cai Lậy, Tiền Giang. Cây cho tán lớn đều, cho hơn 100 trái/cây/năm. Trái khá to (1,5-1,8 kg), cân đối. Cơm trái chiếm 30%, vàng đều, ngọt ,béo ,thơm. Tỷ lệ hột lép khoảng 60%. Ðang được nhân rộng tại đồng bằng sông Cửu Long.
* Sầu riêng hột lép Long Thành:
Nguồn gốc từ Long Thành, Ðồng Nai. Cây cho tán tròn đều, năng suất khá (80 trái/cây/năm) và ổn định. Trái khá to (1,5-2,0 kg), cân đối, tỷ lệ hột lép trung bình 50%. Cơm trái chiếm 27%, vàng , đều, không xơ, mịn ráo, chắc thịt, ngọt, béo và thơm hấp dẫn. Ðang được nhân giống từ năm 1997.
* Sầu riêng Thái lan (Mongthong):
Ðược du nhập từ Thái Lan khoảng hơn 10 năm, trồng khá phổ biến ở một số tỉnh Ðông Nam Bộ. Cây cho tán gọn, năng suất hiện khoảng 30-50 trái/cây/năm. Trái to (3-5 kg), cơm vàng, khá ráo, ngọt ,mềm và ít mùi thơm (thích hợp cho người không thích mùi thơm nặng của sầu riêng). Cây phát triển khá tốt ở Việt Nam nhưng khá dễ nhiễm các bệnh thán thư và mốc hồng
III. Kỹ thuật trồng:
+ Nên trồng thưa để vườn cây được thông thoáng, cây khỏe mạnh. Có thể trồng với mật độ 70-100 cây /ha, khoảng cách 10-12m/cây.+ Tùy vùng đất mà công tác chuẩn bị đất có khác nhau, nhưng mà điều phải làm là đào hố tại vị trí trồng, hố có kích thước 0,6x0,6x0,6 m, bón lót 5-10 kg phân chuồng hoai và 200 kg phân hỗn hợp 16-16-8 hoặc 20-20-15.
+ Nên trồng xung quanh vườn sầu riêng loại cây khó đỗ ngã và chắc gỗ làm cây chắn gió cho vườn.+ Ðặt cây vào hố trồng lấp đất ngang mặt bầu cây con, cắm cọc giữ cây khỏi đỗ ngã và tưới nước ngay sau khi trồng.
+ Sau khi trồng cần che bóng cho cây con, không nên che quá 50% ánh sáng.+ Không nên dùng các loại cây như đu đủ, dứa ,ca cao, dừa . làm cây trồng xen trong vườn sầu riêng vì các cây này cùng là ký chủ của nấm Phytopthora.
IV. Chăm sóc:
+ Tưới nước
Tưới nước trong giai đoạn cây con là điều cần thiết. Tưới nước để giảm tỷ lệ cây chết, giúp cây khỏe mạnh, nhanh cho trái; khi sầu riêng ra hoa cần tưới nước cách ngày để giúp hạt phấn mạnh khỏe đậu trái tốt; khi sầu riêng đang mang trái cần tưới nước đầy đủ để trái phát triển.
+ Bón phân cho sầu riêng:
Trong thời kỳ cây tơ (1-3 năm tuổi), nên chia lượng phân làm 6 lần để bón (mỗi lần cách nhau 2 tháng). Số lượng phân cụ thể như sau:
- Năm đầu tiên: Bón theo tỉ lệ 2:2:1 (cho N:P:K) với 600 g phân hỗn hợp/cây 16-16-8, bón vùi vào đất cách gốc 20-30 cm.- Năm thứ 2 và 3: Bón theo tỉ lệ 2:1:1 hay 2:1,5:1 tùy theo đất. Cụ thể năm 2 bón 500 g 20-20-15 và 200 g Urê/cây. Năm 3 nên thêm 100 g 20-20-15 và 50 g Urê/mỗi gốc.
- Năm cho trái: Bón theo tỉ lệ 4:2:1 gồm có 600 g phân 20-20-15 (có S)+0,5 kg Super Lân+0,5 kg Urê/mỗi gốc. Số lượng phân này được tăng dần 15-20% mỗi năm đến khi cây cho trái ổn định (10-12 năm tuổi). Lượng phân này chia làm 4 phần như sau:
- Sau thu hoạch trái: Bón1/2 lượng Urê+1/2 Super Lân+1/3 Lượng N-P-K ( vùi phân trong phạm vi tán).- Từ 15-30 ngày trước khi ra hoa: Cũng bón lượng phân giống như trên.
- Vào 1 tháng sau khi đậu trái: Bón 1/6 lượng N-P-K.- Vào 2 tháng sau khi đậu trái: Cũng bón1/6 lượng N-P-K như trên.
* Trên đất nghèo dinh dưỡng, nên bón thêm 20-30 kg/cây phân hữu cơ để tăng nguồn dinh dưỡng hco cây. Ðặc biệt, để tăng khả năng thụ phấn ở sầu riêng, nên phun các loại phân bón lá giàu B, hoặc phun dung dịch chứa 0,05% Borax (hàn the) vào lúc cây ra nụ hoa để cây đưỡc đậu nhiều trái.
+ Xen canh che phủ đất:
Vì sầu riêng được trồng với khoảng cách rộng do đó cần trồng xen để tăng thu nhập khi sầu riêng còn nhỏ. Có thể trồng chuối để tạo bóng mát cho sầu riêng con, hoặc các loại hoa màu ngắn ngày.Xung quang gốc nên giữ sạch cỏ để tránh tăng ẩm độ, trong mùa khô cần che đất chung quanh gốc nhưng tránh phủ kín phần gốc thân.
+ Tạo hình và cắt tỉa:
Nên tỉa bỏ những cành mọc sát mặt đất thấp hơn 1m chỉ chừa 3-4 cành phân bố tốt trên thân. Loại bỏ những cành nhỏ yếu mọc ra từ những cành lớn bên trong tán. Thường xuyên loại bỏ những cành sâu bệnh, khô chết và dập gãy.
+ Xử lý ra hoa trái sớm:Có thể làm cho cây ra hoa, cho trái sớm hơn chính vụ bằng cách tạo khô hạn, bón lân cao và phun xịt Cultar (nồng độ 750-1500 ppm tùy theo giống). Vì Cultar là chất hạn chế sinh trưởng thân lá.
+ Phòng trừ sâu bệnh:
- Rầy phấn:Là một loại côn trùng chích hút làm rụng lá non hàng loạt, trị bằng Supracide khi vừa xuất hiện hoặc phun thuốc khi cây ra đọt non để ngừa, thuốc được sử dụng theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì.
- Sâu đục trái:
Sâu có màu trắng xám nhạt thường đục vào bên trong trái đùn phân và mạt ra ngoài.
Cách phòng trị:
Vệ sinh vườn, dọn sạch các dư thừa thực vật trong vườn. Phun các loại thuốc trừ sâu như Sevin, DDVP nồng độ 0,2% ở giai đoạn trái đang phát triển, phun định kỳ 10-15 ngày một lần.
- Ruồi đục trái:
Gây hại từ ấu trùng (giòi) ở các giai đoạn phát triển của trái, đặc biệt lúc trái gần chín. Giòi tạo vết thương màu nâu to chung quanh vùng bị tấn công (gần đáy trái) làm trái rụng trước khi chín.
Cách phòng trị:Dùng chuối, cam ,khóm chín trộn với thuốc Furadan để dụ và diệt ruồi, nhặt cỏ trái rụng, vệ sinh vườn.
- Bệnh nút gốc, chảy nhựa:Do nấm Phytophthora palmivora gây ra, thường xảy ra vào giữa và cuối mùa mưa , nhất là lúc có thời tiết lạnh. Bệnh thường gây hại từ mặt đất lên đến chiều cao khoảng 1 m. Ðầu tiên phần gốc thân có các vết màu sậm, nhựa ứa ra có màu nâu đỏ, nặng có thể lan ra giáp vòng thân và làm cây héo, chết cả cây
Cách phòng trị:
+ Thoát nước tốt cho vườn trong mùa mưa .+ Bón phân cân đối giữa N-P-K, thêm phần chuồng hoai mục.
+ Vệ sinh vườn , tạo điều kiện thông thoáng cho vườn cây.+ Những vườn thường xảy ra bệnh có thể phòng bệnh bằng cách dùng Copper-Zin 80WP liều lượng 3-5%o phết vào gốc cây 2 lần/năm vào đầu và cuối mùa mưa.
+ Khi cây bị bệnh, cạo sạch vết bệnh có thể phun hoặc phết vào gốc cây bị bệnh 15-20ngày/lần với các loại thuốc như: Curzat M8 72WP, Ridomil MZ50WP hoặc Aliette 80 WP. Liều lượng 10-20g/8 lít( hoặc 50/lít, phết vào gốc).
- Bệnh nấm hồng:
Do nấm Corticium salmonicolor gây ra. Nấm tạo những mảng màu hồng trên vỏ cành, đôi khi thấy có các gai màu hồng phát triển từ các vết nứt trên vỏ thân, cành. Cành bị nhiễm nặng sẽ khô và chết.Cách phòng trị:
Cắt tỉa cành tạo cho cây được thông thoáng, cắt bỏ những cành bệnh. Phun Rovral 50WP nồng độ 0,1-0,2% hoặc Copper-B, Benomyl nồng độ 0,1-0,2 %.
Related news
Để cây sầu riêng đạt năng suất cao, việc phòng ngừa sâu bệnh hại cho cây là vô cùng quan trọng.
Dùng phân bón hữu cơ trên cây ăn trái là biện pháp giúp cây phục hồi nhanh sau thu hoạch, cho nông sản an toàn đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.
Với mức độ chịu mặn thấp, chỉ từ 0,5‰ - 1‰, sầu riêng được xếp vào loại cây mẫn cảm với hạn, mặn.
Điều đáng chú ý, đó là nhiều vườn sầu riêng có hiện tượng rụng quả hàng loạt khiến người trồng không khỏi lo lắng về năng suất, sản lượng.
Thời gian qua, bên cạnh việc khẳng định giá trị của sầu riêng, người nông dân còn luôn tìm tòi, học hỏi những cách làm hay, để nâng cao hiệu quả canh tác