Kỹ thuật trồng cây Sa-pô (Manilkara Zapota,Linn) - Phần 2
2. NHU CẦU SINH THÁI
Sa-Pô cần loại đất màu mỡ, dể thoát nước.
Tốt nhất là đất thịt pha cát, xốp, thoát thủy tốt.
Đất ngập nước làm cây chậm phát triển,nhất là ở giai đoạn cây con.
Dù có thể mọc được ở cao độ đến 255m, Sa-Pô chỉ mọc tốt ở độ cao dưới 1.500m.
Cây chịu khí hậu khô và hơi ẩm với mưa phân bố đều.
Ở những vùng có mùa khô kéo dài, cây con thường được tưới thường xuyên.Các vùng khô cây thường ít bị sâu bệnh phá hại.Cây Sa-Pô ưa nắng, nhưng cũng có thể chịu hơi rợp tối.
Nhờ nhánh dai gà gỗ cứng, Sa-Pô có thể trổng tại các vùng có gió mạnh hoặc trổng làm cây chắn gió.
Cây chịu mặn tốt.
3. GIỐNG
Vùng Đồng Bằng Sông Cưủ Long (ĐBSCL) thường trồng phổ biến 2 giống Sa-Pô:
- Sa-Pô ta : Cây cao khoảng 10 m,Mọc khỏe, ít bị nhiễm sâu bệnh, cho nhiều trái (trên 2000 trái/cây/năm), nhưng trái tròn, nhỏ (nặng 50-150g), vị lạt, thịt thô (cát).
Do phẩm chất kém nên ít được ưa chuộng, diện tích ngày càng giảm dần.
- Sa-Pô Xiêm (Sa-Pô lòng mứt): Cây cao 7-10m sau 10-30 năm trồng, tán rộng 6-10m.
Lá xanh sậm và dày hơn Sa-Pộ ta.
Cây cho năng suất 50-200kg trái/cây/năm tùy điều kiện chăm sóc.
Trái to, nặng 150-300g,dài 7-10cm, đường kính 4,5-6,0 cm, thịt mịn, thơm ngọt, rất hợp thị hiếu người tiêu dùng.
Trồng tốt, Sa-Pô xiêm có thể cho năng suất 20-40t/Ha (Với mật độ 150-200 cây/ha trên đất có mương líp của ĐBSCL.
Giống này có 2 dòng ruột (thịt ) tím và ruột hồng thường được trồng ở ĐBSCL.
Giống nầy cho tỷ lệ hoa rụng khá cao nên cần trồng xen thêm trong vườn một ít cây Sa-Pô ta (có nhiều phấn) để tăng thêm khả năng đậu trái của giống.
Ngoài 2 giống trên còn có loại Sa-Pô dây(trứng ngỗng)(trái to 200-300g,thịt hơi nhão); Sa-Pô dây Bến Tre (trái to,400-6oog, thịt mịn), Sa-Pô vỏ xanh (thịt mịn,ngọt), và Sa-Pô rừng (trái nhỏ, phẩm chất kém).
Related news
Trong việc trồng và chăm sóc hồng xiêm ghép, hồng xiêm xoài (hay còn gọi là Sapochê) cần chú ý đến khâu bón phân, phòng trừ sâu bệnh và chống gió bão cho cây.
Kỹ thuật trồng cây Sa-pô (Manilkara Zapota,Linn) - Phần 1