Kỹ thuật trồng cây măng cụt cho quả sai trĩu cành, ăn không xuể
Kỹ thuật trồng cây măng cụt cho năng suất cao cần để ý tới không khí, đất trồng hay cách chăm sóc trong giai đoạn ra hoa đậu quả.
Kỹ thuật trồng cây măng cụt cho quả sai cần phải chăm sóc đúng cách. Ảnh minh họa
Cây măng cụt là một trong những loại cây có trái ăn rất ngon nên luôn được bán với giá cao và ổn định trên thị trường. Hơn nữa trái có nhiều chất dinh dưỡng nên ngày càng được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Kỹ thuật trồng cây măng cụt lại không quá khó và tốn kém.
Điều kiện nhiệt độ trồng cây măng cụt
Nhiệt độ thích hợp cho cây măng cụt phát triển ở vào khoảng 25-35oC và ẩm độ không khí thấp nhất là 80%. Trong những năm đầu trồng cần phải được che bóng để giảm bớt ánh nắng mặt trời trực tiếp đến với cây. Nếu không ánh sáng mặt trời có thể làm hư hại đỉnh sinh trưởng cây chậm phát triển, quả sẽ cằn khô và không ngon.
Đất trồng cây măng cụt
Măng cụt cần phải được trồng trên đất giàu dinh dưỡng, ở những vùng không quá khô hay quá ẩm. Cây yêu cầu lượng mưa thấp nhất phải là 1270mm/năm. Măng cụt không kén đất nhưng phát triển tốt nhất trên đất tơi xốp, dễ thoát nước, giàu chất hữu cơ. Măng cụt không thích hợp trên đất mặn hoặc nhiễm mặn.
Kỹ thuật nhân giống và trồng cây măng cụt
Măng cụt có thể được nhân giống bằng cách ghép đọt hoặc gieo hạt. Phương pháp ghép không đạt hiệu quả cao do cây con có tỉ lệ hao hụt rất lớn, trái nhỏ và ít hơn so với cây trồng bằng hạt.
Gieo hạt là phương pháp nhân giống phổ biến của măng cụt, măng cụt đậu trái không thụ phấn, hạt măng cụt được phát triển từ phôi cái nên cây trồng từ hạt có đặc tính giống như cây mẹ. Hạt măng cụt mau mất sức nẩy mầm, do đó không nên dự trữ hạt lâu. Chọn hạt to, nặng. Rửa sạch và gieo vào bầu đất hoặc liếp ươm. Vật liệu của bầu hoặc liếp ươm là tro trấu, bột sơ dừa hoặc cát mịn trộn phân hữu cơ. Thường xuyên tưới nước giữ ẩm, 20-30 ngày sau hạt sẽ nẩy mầm.
Khi cây lớn thì chuyển sang bầu lớn chú ý không làm tổn thương rễ vì rễ măng cụt không có lông hút và rất yếu. Cây phát triển rất chậm, trung bình 2 tháng măng cụt mới cho 1 cặp lá.
Cách chăm sóc và bón phân cho cây măng cụt
Chăm sóc măng cụt tương đối mất công vì cây phát triển chậm nên cần phải kiên trì. Cần tưới nước đầy đủ trong thời gian mới trồng sau đó thưa dần tùy theo nhu cầu đất ẩm hay khô mà bổ sung. Việc bón phân theo định kỳ cũng cần đảm bảo giúp cây đủ dinh dưỡng phát triển nhanh hơn.
Kỹ thuật tỉa cây măng cụt
Đối với nhiều loại cây ăn quả thì việc tỉa cành không quan trọng nhưng đối với cây măng cụt thì cực kỳ quan trọng vì ảnh hưởng tới ra hoa kết trái. Do đó khi cành còn nhỏ cần tỉa bỏ các cành vượt, cành đan chéo nhau để tạo tán cho cây cân đối sau này.
Khi cây đã cho trái, sau thu hoạch cần tỉa bỏ cành sâu bệnh, giập gãy, cành vượt. Chú ý không tỉa quá nhiều làm cho gốc trơ trụi, ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào gốc sẽ gây hại cho cây. Để tạo tán cho cây lùn và tròn đều thì tiến hành cắt ngọn khi cây cao 8-10 m.
Related news
Là trung nghiên cứu, chọn tạo, chuyển giao các giống thủy cầm đầu ngành tại Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên cung cấp nhiều giống vịt
Một công nghệ đang dần phổ biến giúp cho những trang trại chăn nuôi ở tỉnh Hưng Yên không chỉ giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn gia tăng hiệu quả kinh tế…
So với các loại cây ăn quả khác, bơ là loại cây dễ trồng, khả năng thích nghi rộng, chống chịu khá với các bất lợi của môi trường như hạn hán, gió