Kỹ thuật trồng cây cam cho năng suất cao mà không sâu bệnh
Kỹ thuật trồng cây cam cho năng suất cao, chống chịu sâu bệnh và ra nhiều quả được rất nhiều người áp dụng.
Kỹ thuật trồn cây cam cho năn suất cao. Ảnh minh họa
Cây cam có tên tiếng anh là Orange tree, đây là cây nhỏ, có cành gai và lá thường xanh dài khoảng 4-10 cm. Cam bắt nguồn từ Đông Nam Á.
Chuẩn bị đất trồng cây cam
Đất phải được dọn sạch cỏ, cày bừa kĩ, chia lô, rạch hàng, đào hố (hoặc làm mô trồng) và bón phân lót trước khi trồng khoảng 30 ngày. Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, người ta thương làm mô để trồng cam. Để đắp thành mô, tốt nhất dùng đất ao, nương vườn cũ đất mặt ruộng hay đất bãi bồi ven sông, phơi khô.
Mô có kích thước rộng 60-80cm, cao 20-30cm. Hoặc có thể trồng bằng hố với kích thước hố đào 40x40x40 hoặc 60x60x60. Ở vùng đồi núi cao cần đào hố sâu hơn, rộng hơn 70x70x70.
Các loại cam ghép gốc nhân vô tính (Chiết ghép), có thể trồng với mật độ dày hơn 800-1200 cây/ha.
Trước khi trồng một tháng, đất phải được dọn sạch cỏ, cày bừa kĩ, chia lô, rạch hàng, đào hố bón phân lót.
Kỹ thuật bón phân cho cam
Tùy vào tuổi của cây, điều kiện tự nhiên, khí hậu mà tiến hành bón phân cho vườn cam có khác nhau.
Cây cam từ 1-3 tuổi cần lượng phân bón cho 1 cây: 70-300g ure; 100-300g DAP và 100g clorua kali (KCl).
Cây 4-6 tuổi bón: 350-450g ure; 450-550g DAP và 250g clorua kali/cây.
Cây 7-9 tuổi bón: 600-750g ure; 650-850gDAP; 350g clorua kali/cây
Cây 10 tuổi bón: 800-1700g ure; 900-1100g DAP, 450g clorua kali/cây.
Cách bón: Đối với cây 1-2 năm tuổi pha phân hóa học vào nước tưới cho cây. Đối với cây đã cho quả thì chia làm 4 lần để bón:
Lần 1: Trước khi ra hoa: bón 1/3 lượng phân đạm
Lần 2: sau khi đậu quả 6-8 tuần, bón 1/3 đam và 1//2 kali
Lần 3: trước khi thu hoạch 1-2 tháng bó 1/2 kali
Lần 4: sau khi thu hoạch xong, bón toàn bộ phân lân và 1/3 phân đạm
Bón thêm phân hữu cơ với lượng 20kg/cây.
Kỹ thuật chăm sóc cây cam
Thời kỳ kiến thiết cơ bản cây cam chưa có quả cần chú ý xen tỉa cành tạo tán cho cây. Người ta cắt tỉa bớt các cành nhỏ, cành vợt và cành mọc sâu trong tán. Đặc biệt cần tỉa bỏ những cành nhánh bị sâu gây hại. Công việc tỉa cành, tạo tán cũng cần được tiến hành thường xuyên hàng năm sau mỗi mùa thu hái quả. Cần cắt bỏ những cành khô, cành tăm, cành quả mọc yếu và những cành bị sâu bệnh gây hại nhằm tạo tán cây thông thoáng, loại bỏ một phần sâu bệnh hại.
Hoa cây ăn quả có múi thường rất nhiều, nhưng tỉ lệ đậu quả thường thấp, chỉ vào khoảng 2-8% tùy thuộc vào điều kiện thời tiết chăm bón và đặc điểm giống, loài. Do đó thời kì nụ, hoa, quả non, người ta thường tỉa bớt các hoa dị hình, nhưng hoa quả non ra muộn và ở các vị trí không thích hợp cho việc hình thành và phát triển quả. Công việc này có thể được thực hiện bằng cách phun các chất điều hòa sinh trưởng.
Ở thời kì quả khoảng 1-2 tuần lễ cần tiến hành sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng kết hợp với bón phân bổ sung và các nguyên tố vi lượng để tăng tỷ lệ đậu quả và thúc đẩy nhanh quá trình lớn của quả, giảm lượng hạt và làm đẹp mã quả. Biện pháp này đặc biệt có hiệu quả khi sử dụng dạng chelat.
Việc tỉa cành, tạo tán cũng cần được tiến hành thường xuyên hàng năm sau mỗi mùa thu hoạch. Cần cắt bỏ những cành khô, cành tăm, cành quả mọc yếu và những cành bị sâu bệnh gây hại nhằm tạo tán cây thông thoáng loại bỏ một phần sâu bệnh hại.
Xử lý ra hoa cho cây cam
Ngưng tưới và rút nước mương khoảng 2-4 tuần cho đến khi cây vừa "xào lá" khi lá hơi héo vào buổi chiều nhưng sáng mai không tươi lại hoàn toàn. Sau đó tưới nước đẫm lại ba ngày liền, ngày tưới hai lần. Ngày thứ tư thì tưới mỗi ngày/lần.
Sau khi tưới nước lại bộ lá tươi trở lại, phun thuốc kích thích ra hoa HVP-AUXIN ORGANIC , phun sương đều tán cây và trong thân cây hai lần (5 ngày/lần) thúc ra hoa đồng loạt, sau khi cây ra đọt non tưới hai ngày/lần
Phòng trừ sâu bệnh cho cây cam
Có một số loại sâu, bệnh thường gặp ở cây cam như:
Sâu vẽ bùa hay đục vào lá gây nên những đường ngoằn ngoèo, thường đi chung với bệnh loét gây nên. Phòng trừ bằng cách tỉa cành, bón phân hợp lý, điều khiển sự ra chồi đồng loạt để hạn chế sư lây nhiễm liên tục trong năm và phun thuốc sớm ngay từ giai đoạn cây ra lộc non .
Sử dụng 1 trong các loại thuốc: Phosphomidon, Dimethoate, Trigard, Abamectin và Dimilin có hiệu qủa phòng trị tốt sâu vẽ bùa. Bên cạnh các loại thuốc hóa học thì hiệu quả của dầu khoáng đối với sâu vẽ bùa cũng đã được khẳng định.
Sâu đục thân, cành gây chảy mủ, cành chết. Sâu đùn mạt cưa ra ngoài miệng hang. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ cành bị hại nặng, chích thuốc trừ sâu vào lỗ đục (Dùng thuốc cypermap 25EC, Map permethrin 50EC…), có thể rải ít Basudin 10 H, dùng móc sắt bắt sâu.
Nhện đỏ, nhện trắng có thể sử dụng thuốc hoá học khi mật số Nhện đạt 3 con thành trùng/lá hoặc trái. Sử dụng các loại thuốc đặc trị Nhện, các loại thuốc trừ sâu hoặc lân hữu cơ kết hợp với dầu khoáng. Ðể ngăn chặn sự bộc phát tính kháng thuốc, khi sử dụng thuốc hóa học cần luân phiên các loại thuốc có gốc hóa học khác nhau. Có thể sử dụng các loại thuốc như Comite, Trebon, Pegasus, Bi 58, Kelthane, Danitol, Ortus 5SC, Selecron 500EC/ND và Dầu khoáng DC-Tron Plus (nồng độ 0,5%)...
Bệnh bồ hóng thường xuất hiện nơi râm mát, và đây là bệnh kế phát sau khi có sự hiện diện của côn trùng họ chích hút. Nấm phát triển trên bề mặt lá, cành non, tạo thành lớp dày che kín cả mặt lá, thân, trái.
Dùng máy phun nước lên tán cây rửa trôi các chất thải của côn trùng họ chích hút thải ra. Hạn chế sử dụng phân bón qua lá, nếu phun phân bón qua lá nhiều bệnh gây hại ngày càng nặng hơn. Phun thuốc trị khi bệnh nặng như Copper B 75 WP, Derosal 60 WP, Kumulus 80 DF, Champion 77 WP với nồng độ 0,2-0,5% hoặc Chlorine 0,04%, phun 7-10 ngày/lần.
Related news
Thành công hàng chục mô hình, “Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo quy chuẩn Việt Nam - VietGAP” trên các cây ăn quả.
Mô hình triển khai với quy mô 3ha, trên giống cam Vân Du và V2, tuổi cây năm 4 bắt đầu cho thu bói năm đầu, thực hiện trong thời gian 9 tháng
Kết thúc buổi hội thảo, đại diện tổ chức NHO - Tổ chức chứng nhận VietGAP- đã trao chứng nhận VietGAP cho các chủ vườn cam đạt tiêu chuẩn.