Kỹ Thuật Trồng Cây Bông Vải
Quy trình canh tác:- Chọn đất
- Dùng giống kháng- Lùi thời vụ
- Mật độ và khoảng cách- Phân bón cho cây bong-dùng chất điều hoà sinh trưởng bit
- Chăm sóc – làm cỏ – xới xáo- Bấm ngọn
- Chống hạn cuối vụ-tưới tiêu .- Phòng trừ sâu bệnh hại bong
- Thu hoạch – Phân loại bông hạt
1. Chọn đất trồng bông
Hầu hết các loại đất thích hợp cho cây trồng cạn đều có thể trồng bông vải, tuy nhiên để đạt năng suất cao, hiệu quả kinh tế lớn cần chọn đất tốt, giàu dinh dưỡng, tơi xốp, thoát nước, giữ ẩm, ít chua (pHKCl > 5) và có độ mặn thấp dưới 0,4%.
Bông vải là cây ưa nước, nhưng rất sợ bị úng vì vậy cần chọn đất cao ráo, dễ tiêu nước, có nguồn nước tưới chủ động.
2 . Chọn giống khángGiống được sử dụng là VN 01-2 kháng sâu rầy
3 .Lùi thời vụ
Thông thường bông vải ở nước ta có hai thời vụ trồng đó là vụ khô (còn gọi là vụ Đông Xuân) và vụ mưa (còn gọi là vụ Mùa). Tuy nhiên mỗi vùng có điều kiện khí hậu, đất đai khác nhau, nên thời vụ trồng cũng khác nhau. Ở Đồng Nai thời vụ trước 20/6-30/7 cho năng suất cao nhất , sau này cuối vụ lại có hiện tượng áp thấp nhiệt đới làm cho chất lượng bông giảm sút do mưa nhiều không thể thu hoạch bông .Cho nên thời vụ gieo trồng được chuyển qua tháng 8 dương (lùi 15 –30 ngày ) nhưng khi trồng vào thời điểm này lại có vấn đề khác nảy sinh : chất lượng bông tăng nhưng lại bị khô hạn vào cuối vụ làm cho bông và nụ bị rụng .Một giải pháp khác được đề ra là tăng mật độ trồng
4 . Mật độ trồng
Lúc đầu mật độ trồng là 13000-16000 cây , hiện nay đã lên đến 45000-50000 cây/ha nhưng phải tăng một cách từ từ để nông dân thích ứng với kĩ thuật mới này.
Hiện nay ta mới đưa vào mô hình mùa vụ Đông Xuân , đây là mô hình hoàn toan mới , bao gồm 2 loại hình:
* Lá bông kép : hàng-hàng là 40, 2 hàng 90 cm, cây-cây 20
* lá bông đơn : hàng –hàng là 80, 2 hàng 90 cm , cây-cây là 20mật độ kép là 76000 cây đơn , đơn là 62800 cây
thời vụ gieo trồng Vụ Đông Xuân là 19-23/11 , hiện nay là khoảng 95-100 ngày .Số quả trung bình /cây kép là 11 quả /cây năng suất 3,4 tấn/ha
Số quả trung bình /cây đơn là 15-16quả /cây năng suất 4 tấn/ha và còn tăng thêm
Khi áp dụng kĩ thuật mới này thì cây bông phát triển rất tốt về chiều cao , cành lá rậm rạp , nhưng điều này cũng không tốt do cây bông phát triển thiên về “ sinh trưởng sinh dưỡng “ trong khi chúng ta mong muốn cây thiên về “ sinh trưởng sinh thực “ tức là cho ra được nhiều quả bông .Để khắc phục hiện tượng này ta có thể dùng chất điều hoà sinh trưởng
5 . Phân bón chất điều hoà sinh trưởng
Bón lót: Việc bón phân trước khi gieo bông là rất cần thiết và là một tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt có hiệu quả đối với vùng đất xấu và cây trồng trước không phải là cây họ đậu.
Công thức bón phân là 180-75-75 ( 2:1:1) , ngoài ra còn bón 1 ít lưu huynh và vi lượng.
Làm cỏ và bón 3 lần 25-45-65
Phun KNO3 cuối vụ 7 ngày /lần
Dùng chất điều hoà sinh trưởng pix để khống chế cây phát triển .Hợp chất này bắt đầu được sử dụng vào năm 2000, đến nay 100% diện tích đã được sử dụng.
Phun Pix vào các ngày sau khi gieo lần lượt là 28,35,45,55 nagỳ sau khi gieo
6 . Chăm sóc – làm cỏ – xới xáo
Chăm sóc thời kỳ cây con là rất quan trọng, cây khỏe sẽ cho năng suất cao. Khi cây bông đạt 15 ngày sau gieo cần phải xới xáo nhẹ xung quanh gốc nhằm phá váng tạo độ thoáng cho bộ rễ phát triển và trừ cỏ dại lấn át khi cây bông còn nhỏ.
Thời kỳ ra nụ cần tiến hành xới sâu để xúc tiến bộ rễ ăn sâu, độ sâu xới từ 10 – 15 cm. Đồng thời kết hợp vun đất vào gốc cây nhằm chống đổ.
Khi bông đã ra hoa, bộ rễ đã phát triển khá mạnh, lúc này không nên xới sâu làm tổn thương rễ. Chỉ nên xới nhẹ sau mưa hoặc sau khi tưới, đồng thời vun cao vào gốc để tránh cây bị đổ ngã.
7. Bấm ngọn
Bấm ngọn thân chính và bấm đầu cành là kỹ thuật quan trọng trong toàn bộ kỹ thuật chỉnh cành. Bấm đúng lúc sẽ hạn chế ưu thế phát triển về phía ngọn, làm cho nụ nhiều, quả nặng hơn, hạn chế chiều cao cây, và chín sớm.
Bấm ngọn bông phụ thuộc độ phì đất, chế độ chăm sóc, khí hậu, giống… Nên bấm ngọn vào thời kỳ cây bông đã có khoảng 14 - 15 cành quả (70 - 85 ngày tuổi). Sau bấm ngọn thường xuyên đánh cành vượt.
8.Tưới tiêu - Chống hạn cuối vụ
Bông là cây rất cần nước, nhưng không chịu úng, để đạt năng suất cao, phẩm chất tốt cần chú ý:
- Về mùa khô, tưới định kỳ 10 - 15 ngày/lần.
- Về mùa mưa, phải chủ động tiêu nước, bông vải rất sợ bị úng nước dù chỉ trong thời gian ngắn.
Chống hạn cho cây vào cuối vụ:
- Dùng chế phẩm tăng sự cứng cáp của cây ( pix )
- Dùng KNO3 ( N và K hàm lượng cao khoảng 40% ) để tăng khả năng đậu quả cho cây bông.
- Phủ đất bằng thân bắp, rơm rạ
- Dùng phân hữu cơ đẳng trương để chống hạn : phân này bao gồm phân hữu cơ hoá sinh bình thường và chế phẩm đẳng trương AMF1 hoặc AMF2 có tác dụng hấp thu nước trong mùa mưa và trương lên hàng ngàn lần , khi mùa khô đến sẽ giải phóng nước cho cây hút
Với phương pháp chống hạn trên thì ta có thể duy trì hạn trong vòng 10-15 ngày mà không ảnh hưởng gì đến năng suất hay chất lượng của cây bông mà còn có thể tăng 3-5 quả/cây.
9. Phòng trừ sâu bệnh hại bông
* Các bệnh haị ở cây bông:- Lở cổ rễ
- Phấn trắng- Xanh lùn
* Phương pháp phòng trị:
- Nhổ bỏ cây bệnh và diệt môi giới- Dùng giống kháng ( sâu xanh )
- Sâu hồng ở Đồng Nai ít- Sâu đo
- Sâu cuốn lá- Côn trùng chích hút : rầy rệp , bọ trỉ , nhện đỏ phát triển nhanh và mạnh, nếu không trị kịp thời sẽ gây ra hiện tượng cháy lá.
Đốivới bọ trĩ cần có công tác kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm thì mới phòng trị có hiệu quả được, có thể dùng Admire để phun khi phát hiện có bọ trĩ
Khi bắt đầu thu hoạch cần ngừng tưới nước để quả chín đều.
10. Thu hoạch – Phân loại bông hạt
- Đặc điểm nở quả và tình hình thời tiết lúc thu hoạch: Cây bông từ lúc gieo đến khi quả đầu tiên nở thường mất 100 - 115 ngày. Giống như trình tự nở hoa, đậu quả, quả bông chín từ cành dưới lên và từ trong ra ngoài. Thời kỳ đầu do đặc tính của cây và khí hậu còn ẩm do mưa, tốc độ nở quả thường chậm hơn một chút. Đợt thu hái đầu tiên khi cây có 2 - 3 quả nở và cách quả đầu tiên nở từ 10 - 15 ngày, những đợt sau chỉ cách đợt trước khoảng 7 - 8 ngày.
Khi hết mưa, nắng chiều, nhiệt độ cao, gió lớn bông chín nhanh hơn.
Những sai sót thường gặp khi thu hoạch bông hạt
- Thu bông chưa nở đầy đủ: Bông nở đầy đủ là những quả bông có các múi bông bung, xốp, toàn bộ bông phủ kín quả. Quả chưa chín đủ múi bông chưa bung, còn ở dạng múi cau, vỏ quả đang còn tươi, màu xanh. Những quả bông chưa nở hết thường xơ, hạt có độ ẩm cao, nếu không phơi kịp thì dễ bị mốc, làm giảm chất lượng.
- Thu lẫn bông múi cau, bông vàng ố, bông đen: Khi quả chín gặp mưa, bông sẽ bị thối dẫn đến múi bông không thu được, hạt bị thối lép, hoặc do ẩm nên bông bị mốc. Những loại bông này không được thu để chung với loại bông tốt vì nó sẽ làm giảm phẩm cấp bông hạt, nên để riêng.
- Để lẫn lá, tai quả, đất: Khi thu hái không cẩn thận, dễ bị dính đất, lá khô, tai quả vào bông hạt, nhất là thu hái về buổi trưa nắng, chiều, tai lá khô và giòn.
- Để lẫn vật lạ, nhất là sợi nylon: Khi để lẫn sợi nylon vào bông sẽ gây khó khăn lớn cho công đoạn nhuộm màu công nghiệp, đây là vấn đề hết sức cẩn trọng vì ảnh hưởng rất lớn đến phẩm cấp.
Related news
Cho đến khi cây bông vải có nguy cơ không còn chỗ đứng trên đất Tây Nguyên, các ngành chức năng, doanh nghiệp mới giật mình
Đất trồng bông vụ khô nên chọn đất có thành phần cớ giới nhẹ, độ phì từ trung bình đến tốt, tương đối bằng phẳng, thoát nước tốt khi tưới. Làm đất kỹ cho đất tơi nhỏ thoáng khí, sạch cỏ dại. Mặt bằng phải đạt yêu cầu để dễ tưới tiêu
Tây Nguyên vốn được xem là "vựa bông" lớn, cung cấp một lượng lớn nguyên liệu bông cho ngành công nghiệp dệt may nước ta. Đây cũng chính là một trong những khu vực trọng tâm được ưu tiên thực hiện những kế hoạch trong chiến lược phát triển cây bông vải của cả nước
Cây bông vải cỏ thể trồng được hay không tuỳ thuộc ở đất ít hơn là tuỳ thuộc vào nhiệt độ, lượng mưa và chế độ nắng. Đất hào cũng có thể cải tạo để trồng bông năng suất cao. Tuy vậy khi chọn đất trồng bông ở một vùng nhất định nên chú ý các điểm cơ bản sau: Thành phần dinh dưỡng càng đủ và cân đối càng tốt, nhiều mùn, cao ráo, thoát nước, thành phần cát không nên quá nhiều, càng ít chua càng tốt.
Hơn một thập kỷ qua Tây Nguyên vẫn là vùng bông lớn nhất trong cả nước. Năm 2001 diện tích bông đã đạt 14000 ha, sản lượng 12000 tấn bông hạt, chiếm 60% sản lượng bông xơ cả nước. Tỉnh Đắc Lắc (nay là Đắc Lắc và Đặc Nông) và Gia Lai là hai tỉnh có tiềm năng đất đai rất lớn, diện tích đất thích hợp cho phát triển bông vùng này khoảng 40 - 60 ngàn ha.