Kỹ Thuật Trồng Cải Bẹ Xanh
I. Giống: Sử dụng giống cải Tòa sại của Công ty giống Địa địa.
II. Thời vụ: Cải bẹ xanh có thể trồng được quanh năm nhưng trong vụ Đông xuân có năng suất cao hơn. Nếu trồng trong vụ Hè phải có giàn che nắng, hệ thống nước tưới đẩy đủ.
III. Đất trồng:
Có thể trồng cải bẹ xanh trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng đất phải tơi xốp, nhiều mùn dễ thoát nước trong mùa mưa và chủ động tưới tiêu trong mùa khô.
IV. Sản xuất cây con:
- Vật liệu làm bầu: Sử dụng khay ươm, lá chuối, lá mía hoặc bao nylon để làm bầu. Đất vô bầu theo tỷ lệ 1/3 đất mịn, xốp + 1/3 phân chuồng + 1/3 (tro +lân), trong đó 70% tro + 30% lân.- Để tăng tỷ lệ nẩy mầm của hạt ta tiến hành ngâm ủ trong thời gian 24h, hạt nứt nanh đem gieo vào bầu (2 hạt/bầu).
- Lượng bầu cần cho 1sào 500m2 khoảng 8000 bầu.- Tưới nước: Trong thời kỳ cây con vào mùa khô phải có giàn che nắng và tưới đủ nước, vào mùa mưa phải che mưa và tiêu úng để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt.
- Bón phân: Cây có 2 lá thật (8 ÷ 9 NSG) tiến hành nhổ cỏ trong bầu ươm kết hợp phun phân NPK (16:16:8) pha loãng theo tỷ lệ 0.25% (1kg NPK/400lít nước)
- Phòng trừ sâu bệnh: Trong thời kỳ cây con thường xuất hiện bọ nhảy, bệnh chết cây con, các loại sâu ăn lá…+ Bọ nhảy: phun trừ bằng Actara, Supracid, kết hợp với xử lý bằng Regel để tiêu diệt triệt để sâu non trong đất ngay từ giai đoạn vườn ươm.
+ Để phòng bệnh chết cây con: phun đồng đỏ định kỳ 7 ngày/lần.+ Sâu ăn lá: dùng Selecron để phun.
Sau gieo khoảng 10 ÷ 12 ngày (Khi cây có 2 ÷ 3 lá thật đem cấy ra ruộng sản xuất). Tiến hành nhổ cỏ trong vườn ươm trước khi trồng ra ruộng sản xuất.
V. Trồng, chăm sóc ngoài ruộng sản xuất:
1. Chuẩn bị đất trồng:
- Đất cần được cày (nếu vào mùa khô cần được phơi ải trước khi lên liếp từ 8 ÷ 10 ngày), dọn sạch cỏ dại và tàn dư cây trồng vụ trước, bừa kỹ và san bằng mặt luống trước khi làm liếp, nên xử lý đất trước khi gieo trồng bằng cách bón vôi từ 25 ÷ 30 kg/sào.- Nếu trồng trong mùa khô tiến hành làm giàn che nắng, hệ thống tưới trước khi lên liếp, phủ bạt để trồng.
a/Lên liếp: Rộng 0.8m, cao 10 ÷ 15 cm, (mùa mưa: 20cm), khoảng cách giữa 2 liếp 20 cm, đất mặt luống tơi xốp, bằng phẳng, không gồ ghề để dễ phủ bạt và đục lỗ.
b/ Phủ bạt: Dùng bạt kích cỡ 90cm, kéo thật căng, dùng ghim tre ghim thật chặt, đục lỗ, đục lỗ theo khoảng c x c: 20cm, h x h: 30cm, sâu 6÷8 cm.
c/Bón lót: Lượng phân bón lót cho 1 sào (500m2): Phân chuồng hoai 1000kg; Super lân 3kg; Lân vi sinh 10kg; bánh dầu 30kg; Kali 2kg; ure 2kg, các loại phân được trộn đều rãi trên liếp.
Nếu không có phân chuồng thay bằng phân hữu cơ Humix 200kg/sào.
2. Trồng :
Cây có 2-3 lá thật đem ra cấy, nên cấy vào lúc chiều mát. Đặt bầu cây con xuống lỗ đã đục sẵn tránh làm vỡ bầu ươm, sau đó dùng đất mịn, xốp bỏ vào cho đầy hốc.Cấy xong phun nước để cây chặt gốc.
Lưu ý: 10% lượng bầu dự trữ để trồng dặm (800bầu/sào).
3. Trồng dặm, bón thúc, chăm sóc:
a. Trồng dặm:
2 ÷ 3 NST kiểm tra ruộng rau, nếu thấy bị chết đem cây dự trữ ở vườn ươm ra dặm, dặm vào lúc chiều mát, dặm xong phải phun nước ngay.
b. Bón thúc:
+ Thúc 1: 2 ÷ 4 NST dùng phân ure hoà nước tưới 1kg/100 lít nước/sào; Tưới xong tưới lại bằng nước sạch.+ Thúc 2: Sau lần 1 từ 10 - 12 ngày 4 kg ure, 3 kg kali bón theo hốc (dùng tay moi hốc nhỏ cách gốc 2cm, bỏ phân vào và lấp đất lại) hoặc hòa nước để phun hoặc tưới vào gốc.
c. Làm cỏ: Khi cải được 5-6 lá thật, tiến hành làm cỏ, bón phân đợt 2.Chú ý: Tùy tình hình sinh trưởng của cây có thể tăng hoặc giảm lượng phân cho phù hợp từ 6 ÷ 8 kg Ure, 5 ÷ 7 kg kali. Tuyệt đối ngưng sử dụng phân bón trước khi thu hoạch từ 8 ÷ 10 ngày.
d. Tưới nước: Tưới đủ nước để cây sinh trưởng phát triển tốt, mùa khô nên tưới phun 2 lần/ngày (sáng sớm và chiều mát).
4. Phòng trừ sâu bệnh:
a. Đối với sâu:· Đối với sâu khoang, rầy mềm: có thể dùng các loại thuốc nhóm III như Selecron,
· Đối với sâu tơ: Dùng thuốc vi sinh như BT, BTB,V-BT, Delfin...
· Có thể dùng các loại thuốc vi sinh luân phiên với các loại thuốc hoá học có gốc khác nhau và dễ phân huỷ như: Rotenone, Neembond....· Sâu xanh da láng kháng thuốc hoá học: nên dùng thuốc virus hiệu MNPV-SE và có thể luân phiên với các loại thuốc thảo mộc nêu trên.
b. Đối với các loại bệnh:Bệnh thối bẹ, thối nhũn, sử dụng Moceren, Validacin, Ridomyl...chế phẩm Phytoxin-VS
VI. Thu hoạch, bảo quản:
Thu hoạch: 35 - 40 NST bắt đầu thu hoạch, khi thu dùng dao cắt sát gốc, tránh dập nát. Chú ý ngưng sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón trước khi thu hoạch từ ít nhất 10ngày.Bảo quản: Bảo quản cẩn thận, tránh để sản phẩm bị dập nát và bụi bặm bám vào, nên đóng gói trước khi vận chuyển; phải đảm bảo tươi, sạch trước khi đưa ra thị trường.
Related news
Cải Xanh trồng được trên nhiều loại đất miễn là tưới tiêu tiêu thuận lợi. Tuy nhiên đất nhiều cát, trồng mùa mưa nhất thiết phải dùng giống chịu mưa và nếu có thể được, nên dùng rơm phủ hoặc lưới nylon che để hạn chế đất cát bắn lên lá và hạn chế sâu bệnh cỏ dại
Xà lách xoong rất giàu beta-carotene, vitamin B1, vitamin B6 và những vitamin tan trong dầu như vitamin E, vitamin K. Nó cũng chứa một hàm lượng cao các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như iodine, sắt, calcium, magnesium, kẽm
Xà lách xoong hiện nay thu hoạch bao nhiêu thương lái đến tận ruộng thu mua hết. Hai công xà lách xoong của ông trừ hết chi phí lãi trên 60 triệu đồng/năm.
Báo Nông nghiệp Việt Nam số ra ngày 17/3/2004 phản ánh "hiện tượng lạ ở Lâm Đồng nông dân trồng bắp cải chỉ sau 3 tuần lại bắt đầu tạo củ". Để làm rõ vấn đề trên, Báo Nông nghiệp Việt Nam số ra ngày 12/4/2004 cho biết hiện nay các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tiếp tục phối hợp cùng đánh giá rõ về mức độ thiệt hại, tìm biện pháp phòng trừ bệnh gây sưng rễ cải bắp
Cải bẹ xanh có thể trồng được quanh năm nhưng trong vụ Đông xuân có năng suất cao hơn. Nếu trồng trong vụ Hè phải có giàn che nắng, hệ thống nước tưới đẩy đủ