Home / Rau củ quả / Cà chua

Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Vụ Đông Xuân

Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Vụ Đông Xuân
Publish date: Sunday. December 23rd, 2012

Trong vụ đông xuân, ngoài một số giống cà chua địa phương có thể trồng một số giống lai mới như: S902, Vl2000, HP5, SB3…

1. Xử lý giống

- Hạt giống trước khi gieo phải xử lý bằng Rovral 50WP, Aliette 80WP để trừ nấm bệnh. Có thể xử lý hạt giống bệnh virus bằng cách phơi hạt ngoài nắng, sau đó ngâm trong dung dịch Na2, PO4 (10%) trong 2 giờ, sau đó rửa bằng nước sạch nhiều lần và hông khô trong râm mát.

- Hạt giống gieo qua liếp ươm, 1m2 liếp ươm gieo 2g hạt. Sau khi gieo phủ một lớp mỏng rơm, khi hạt nảy mầm bỏ bớt rơm.

- Khi cây có 2 – 3 lá thật, tiến hành tỉa cây, loại bỏ những cây còi cọc, cây bệnh, cây không có ngọn. Khi cây 6 – 7 lá thật, cao 15 – 20cm (khoảng 18 – 20 ngày sau gieo), nhổ trồng ra ruộng. Trước khi nhổ trồng một tuần, giảm tưới nước để bộ rễ phát triển, khi nhổ cây phải tưới ướt dẫm để tránh bị đứt rễ.

2. Thời vụ

Vụ đông xuân có thể trồng từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau, phù hợp nhất là tháng 11 – 12. Vụ mùa mưa trồng vào tháng 6 – 7.

3. Chuẩn bị đất

- Cà chua đòi hỏi đất phải tơi xốp, dễ thoát nước. Nên phơi ải đất trước khi gieo trồng. Cần bón vôi (50kg/1.000m2) để hạn chế nguồn sâu bệnh trong đất.

- Nên che phủ đất bằng rơm hoặc nilon để giữ ẩm cho đất vào mùa khô, còn vào mùa mưa tránh đất cát bắn lên lên cây dễ nhiễm bệnh.
Khoảng cách trồng:

- Mật độ trồng 1.800 – 2.000 cây/1.000m2. Mỗi liếp trồng 2 hàng cách nhau 70 – 70cm, cây cách cây 40 – 50cm.

- Khi trồng nên cắm giàn cho cây tránh đổ ngã và tránh cho trái tiếp xúc với mặt đất.

4. Bón phân

- Bón lót: với liếp ươm (10m2), phân chuồng hoai mục 10kg, super lân 100g; với ruộng trồng (1.000m2): phân chuồng hoai 2,5 – 3 tấn, super lân 30kg, KCI 7 – 8kg.

- Bón thúc: với liếp ươm 10 ngày sau gieo tưới NPK pha loãng (30g/10 lít nước), sau đó cách 3 – 4 ngày tưới 1 lần; với ruộng trồng: lần 1 (7 – 10 ngày sau khi trồng) bón 5 – 6kg ure, 15kg super lân, 7 – 8kg KCI, 10kg bánh dầu. Lần 2 (20 – 25 ngày sau trồng) bón 10kg ure, 7 – 8kg KCI, 20kg bánh dầu. Lần 3 (30 – 45 ngày sau trồng) bón 10kg ure, 7 – 8kg KCI và 20kg bánh dầu.

5. Phòng trừ sâu bệnh

- Cà chua thường bị một số sâu bệnh hại: sâu đục quả, ruồi đục lá, sâu xanh da láng, bọ trĩ, bọ phấn trắng, bệnh héo rũ vi khuẩn, bệnh héo rũ do nấm, bệnh xoắn lá…

Nên áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp mang lại hiệu quả cao. Khi trồng ca chua cần chú ý chọn đất tơi xốp, độ pH lớn hơn 5,5, dễ thoát nước; áp dụng luân canh cây trồng khác họ cà, vệ sinh đồng ruộng, nhổ bỏ và xử lý đất đối với cây bị héo rũ; bón phân cân đối, dùng phân hữu cơ đã hoai mục. Khi mật độ sâu bệnh cao có khả năng gây hại, dùng một số loại thuốc BVTV sau:

- Với sâu đục quả: dùng thuốc có nguồn gốc BT (Dipel, Biocin…), các phế phẩm NPV hoặc V-BT, có thể dùng luân phiên các loại thuốc hóa học khác như Atabron và các loại thuốc khác.

- Với ruồi đục lá: dùng Ofunak, Scout…

- Đối với sâu xanh da láng: dùng chế phẩm NVP hoặc V-BT.

- Với bọ trĩ: dùng Confidor.

- Với bọ phấn trắng: dùng Hopsan, Tribon.

- Với bệnh héo rũ vi khuẩn: dùng các loại thuốc có nguồn gốc kasugamycin như kasumin, cansunin…

- Với bệnh héo rũ do nấm, bệnh cháy lá và các loại bệnh do nấm gây ra: khi thấy xuất hiện nhiều có thể dùng thuốc Ridomil MZ, Rovral…

- Bệnh xoắn do lá siêu vi trùng: chủ yếu xử lý giống và phun trừ bọ phấn, phun vi lượng để tăng đề kháng cho cà chua.


Related news

Kinh Nghiệm Chăm Sóc Cà Chua Trái Vụ Kinh Nghiệm Chăm Sóc Cà Chua Trái Vụ

Để giải vụ thu hoạch quả, nhiều bà con nông dẫn đã sử dụng một số giống cà chua trái vụ để trồng cả vụ sớm lẫn vụ muộn và đã cho lợi nhuận cao gấp 2-3 lần so với cà chua chính vụ. Tuy nhiên, do tác động của các yếu tố thời tiết không thuận lợi nên cà chua trái vụ rất khó trồng, hay bị nhiều bệnh gây hại như: héo rũ, héo xanh, vàng lá, thối quả…Chăm sóc cà chua trái vụ đúng kỹ thuật là một trong những phương pháp để cà chua sạch bệnh và cho năng suất cao.

Thursday. May 17th, 2012
Phòng Trừ Bệnh Xoăn Lá Cà Chua Phòng Trừ Bệnh Xoăn Lá Cà Chua

Đó là các triệu chứng điển hình của bệnh xoăn lá virus. Bệnh này do virus gây ra và gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau, trong đó có nhóm cây rau thực phẩm bị hại nghiêm trọng nhất như cà chua, khoai tây, ớt, các cây họ bầu bí, các cây họ cà, thuốc lá, bông, đu đủ …Nếu không được phát hiện và có các biện pháp phòng trị kịp thời thì bệnh sẽ lan rộng, gây thiệt hại lớn làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm các loại rau quả, thậm chí có thể thất thu hoàn toàn.

Sunday. July 15th, 2012
Kỹ Thuật Trồng Cà Tím Kỹ Thuật Trồng Cà Tím

2Lúa xin giới thiệp phương pháp trồng Cà Tím. Do cà tím cho thời gian thu hoạch dài tùy theo sự chăm sóc và độ màu mỡ của chân đất, nên cắm chà để giúp cho cây đứng vững, trái không chạm đất và dễ chăm sóc, thu hoạch

Friday. January 14th, 2011
Cách Muối Cà Pháo Cách Muối Cà Pháo

Hai địa danh nổi tiếng nhất VN về việc trồng được giống cà rất ngon là làng Láng hay còn gọi là làng An Lãng, huyện Cầu Giấy, Hà Nội (làng Láng còn nổi tiếng về loại rau thơm hay được gọi là rau húng Láng) và huyện Cái Sắn, Kiên Giang ở miền Nam

Sunday. February 13th, 2011
Bệnh Héo Rũ Hại Cà Chua Bệnh Héo Rũ Hại Cà Chua

Bệnh thường gây hại trên cây đã trưởng thành hoặc đang mang trái. Đầu tiên là các lá ngọn bị héo vào buổi trưa, và tươi lại vào buổi chiều mát, sau vài ngày cây bệnh chết hẳn không còn khả năng hồi phục

Wednesday. August 3rd, 2011