Home / Tin tức / Tin thủy sản

Kỹ thuật phòng bệnh tổng hợp cho cá nuôi

Kỹ thuật phòng bệnh tổng hợp cho cá nuôi
Author: Tép Bạc
Publish date: Saturday. December 7th, 2019

Bài viết cung cấp những biện pháp kỹ thuật phòng bệnh tổng hợp cho cá nuôi để bà con tham khảo.

Nuôi cá lồng bè ở Quảng Ninh. Ảnh: Báo Quảng Ninh

I. Biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho cá nuôi:

1. Đối với nuôi lồng

- Vệ sinh lồng nuôi và môi trường xung quanh khu vực nuôi cá.

- Đảm bảo chất lượng khi cá giống thả ra lồng.

- Đảm bảo chế độ ăn cho cá ( chất lượng, số lượng).

- Tăng cường sức đề kháng cho cá ( cho cá ăn thuốc phòng và bổ sung Vitamin C ).

- Tính toán thời vụ thích hợp để chuyển cá ra lồng nuôi.

- Thay đổi tỷ lệ nuôi hợp lý.

- Ngư cụ hợp lý khi thu hoạch.

2. Đối với nuôi Ao hồ nhỏ

* Làm sạch môi trường nước và ao nuôi:

- Nguồn nước lấy vào ao phải sạch;

- Ao quang đãng, xung quanh ao không có cây cối rậm rạp;

- Trước khi thả cá tháo cạn nước, phơi đáy ao và tẩy bằng vôi bột với lượng 10 - 15 kg cho 100 m2;

- Vớt hết thức ăn thừa (nhất là cỏ, lá) trước khi cho cá ăn lần mới.

* Tăng sức đề kháng cho cá:

- Chọn cá giống khoẻ mạnh, không bị xây xát, không dị hình.

- Không thả cá quá nhỏ, không nên nuôi cá với mật độ quá dày.

- Tránh làm cá bị sốc: cá giống mới mua về cần để cá có thời gian quen dần với nước ao, bằng cách té nước ao vào thùng, chậu đựng cá giống hoặc ngâm cả túi cá xuống ao 15 phút để cho nhiệt độ trong túi và nước ao cân bằng nhau, rồi thả cá ra ao.

* Ngăn ngừa bệnh:

- Trước khi thả cá nên tắm cho cá giống bằng n¬ước muối nồng độ 2 - 3% trong 10 -15 phút.

- Không dùng phân chuồng tươi để bón cho ao; phân chuồng cần ủ với vôi (4 - 5 kg vôi/100kg phân chuông) trong 20 ngày trước khi sử dụng.

- Có thể bón vôi bột vào nước ao định kỳ mỗi tháng 2 lần (Bón 1 - 2 kg vôi cho 100m3 nước ao).

Chú ý: Cần kiểm tra độ chua của nước ao bằng giấy quỳ tím (giấy pH) hoặc bộ test kít có bán trên thị trường.

- Dùng thuốc phòng bệnh cho cá vào trước mùa xuất hiện bệnh.

Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh cho cá

* Môi trường sống bao gồm các yếu tố lý, hoá học, nhiệt độ, ô xy, CO2, NH3 và độ trong của nước.

* Tác nhân gây bệnh:

- Vi rút, vi khuẩn.

- Nấm, ký sinh trùng.

a. Cá mắc bệnh khi có đủ các yếu tố sau:

- Môi trường ô nhiễm

- Trong môi trường có mầm bệnh.

- Sức đề kháng của cá yếu.

b. Tác động của con người đến các nhân tố trên:

- Cải tạo được môi trường nơi đặt lồng( vệ sinh  lồng và xung quanh lồng).

- Hạn chế mầm bệnh: Mua cá sạch bệnh, không bị xây xát, dị hình.

- Tăng sức đề kháng cho cá, cho cá ăn đủ chất, đủ lượng.

2. Cách dùng thuốc để phòng và trị bệnh cá

Để phòng và trị bệnh cá có thể bôi hoặc tiêm thuốc cho cá, treo túi thuốc hoặc xử lý trực tiếp thuốc, trộn thuốc vào thức ăn và tắm cho cá.

Bệnh cá Thuốc Cách sử dụng
1. Bệnh nấm thủy mị Formalin Tắm cho cá
2. Hội chứng lở loét Vôi Vệ sinh ao
3. Bệnh thích bào tử trùng Vôi Vệ sinh ao
4. Bệnh trùng bánh xe Nước muối, CuSO4, Formalin Tắm cho cá
5. Bệnh trùng quả dưa Formalin, Fungicide-MG Phun xuống ao
6. Bệnh sán lá đơn chủ Thuốc tím, Formalin Tắm cho cá
7. Bệnh trùng mỏ neo Lá xoăn, thuốc tím Bón cho ao, Tắm cho cá
8. Bệnh rận cá Thuốc tím Tắm cho cá
9. Bệnh đốm đỏ lở loét ở cá trắm cỏ Thuốc tiên đắc, Vitamin C, thuốc kháng sinh Trộn vào thức ăn cho cá ăn
10. Bệnh xuất huyết ở cá trắm cỏ Thuốc tiên đắc, Vitamin C Trộn vào thức ăn cho cá ăn

Related news

Halamid cho phép tiêm vắc-xin cá tự động trên thiết bị di động Halamid cho phép tiêm vắc-xin cá tự động trên thiết bị di động

Sử dụng Halamid trong quá trình tiêm vắc xin có hiệu quả kiểm soát nguy cơ vi khuẩn dương tính mặc dù người và thiết bị di chuyển từ điểm tới điểm.

Tuesday. September 25th, 2018
Những bệnh do vi khuẩn hay gặp ở cá cảnh Những bệnh do vi khuẩn hay gặp ở cá cảnh

Xin giới thiệu một số bệnh do vi khuẩn hay gặp ở cá cảnh, đồng thời chỉ ra hướng điều trị cho từng bệnh...

Tuesday. September 25th, 2018
Bệnh nguy hiểm thường gặp trên cá hồi Bệnh nguy hiểm thường gặp trên cá hồi

Cá hồi là loài cá nước lạnh hiện nay đang được nuôi nhiều ở một số địa phương của nước ta như Sapa (Lào Cai), Hà Giang, Bắc Giang, Lâm Đồng

Tuesday. September 25th, 2018
Chất dẫn xuất trong mía cải thiện FCR trong các trang trại nuôi cá và tôm Chất dẫn xuất trong mía cải thiện FCR trong các trang trại nuôi cá và tôm

Thử nghiệm về một phụ gia thức ăn mới được cấp bằng sáng chế, có nguồn gốc từ cây mía (Saccharum officinarum) đề xuất khả năng cải thiện tốc độ tăng trưởng

Wednesday. September 26th, 2018
Chiến lược nuôi đảm bảo an toàn sinh học Chiến lược nuôi đảm bảo an toàn sinh học

An toàn sinh học đang được áp dụng phổ biến trong nuôi tôm. Được định nghĩa là việc thực hành phòng trừ các tác nhân gây bệnh tại các cơ sở nuôi tôm bố mẹ

Wednesday. September 26th, 2018