Kỹ Thuật Nuôi Vit - Ngan
I. KỸ THUẬT NUÔI VỊT - NGAN THỊT
Chăn nuôi vịt - ngan hiện nay ở nông thôn chủ yếu theo hình thức thả đàn gồm các giống sau: Vịt siêu thịt, vịt Kỳ Lừa, vịt Anh Đào, vịt Super.
Các giống vịt Xiêm, ngan nội, ngan ngoại R51, R31, ngoại lai Mullar, ngan Pháp và thường dùng thức ăn công nghiệp.
1. Chuẩn bị chuồng nuôi:
Trước khi nhập vịt, ngan con về nuôi, chuồng trại phải được vệ sinh sạch sẽ, tẩy uế bằng các chất sat trùng như Vikon, Lindrew…
Máng ăn, máng uống ngâm trong dung dịch Virkon tỷ lệ: 1:100 khoảng 1/2 giờ để sát trùng.
Phun thuốc sát trùng vào chuồng trại chờ cho khô, rải trấu hay mùn cưa dày 10cm, chuồng nuôi phải thông thoáng, không bị gió lùa, được sưởi ấm.
2. Nhiệt độ úm ngan, vịt:
Vịt, ngan con khi úm ở nhiệt độ 30-32oC, tốt nhất có nhiệt kế ở chuồng úm để theo dõi nhiệt độ, quây nhốt vịt ngan bằng cót hay bao cám.
3. Mật độ nuôi:
Tuần tuổi | Vịt ngan trên | Vịt ngan đẻ | |
| mật độ con/m2 | Sàn lưới con/m2 | Nuôi nền con/m2 |
1 | 14-15 | 27-28 | 23-24 |
2 | 10-12 | 18-20 | 9-10 |
3 | 6-7 | 11-12 | 5-6 |
4-8 | 4 | 10 | 4 |
Trên 8 tuần | 3 | 3 | 2,5 |
4. Ánh sáng đèn:
Tuần 1 đến tuần 2 cho sưởi đèn 24/24 giờ sau giảm dần 18-24 giờ, ánh sáng cho vịt, ngan giai đoạn này là 5W/m2 về ban đêm, ban ngày dùng ánh sáng tự nhiên.
5. Máng uống: Dùng máng uống nhựa cho uống nước tự động, nước uống nên được khử trùng bằng Aquasept 1 viên cho 150 lít nước.
II. NUÔI VỊT NGAN ĐẺ TRỨNG
1. Việc chọn giống:
Mua giống ở các xí nghiệp có uy tín cần các yếu tố: Tỷ lệ sống cao, không có một dị hình nào, tỷ lệ đẻ trứng 260-300 quả/năm. Trứng phải chất lượng tốt, trọng lượng trứng 65-75 gam, vỏ trứng phải chắc chắn, lòng đỏ có màu sẫm.
Trọng lượng cơ thể trung bình 1,3-1,8kg trong thời gian đẻ, trên thị trường có nhiều loại giống như đã nêu ở phần đầu.
2. Thức ăn trên thị trường có rất nhiều loại thức ăn cho vịt, ngan đẻ, nên chọn thức ăn có uy tín công nghệ cao như Cagin, Hidrô.
3. Tỷ lệ nuôi trống mái trong đàn ngan, vịt đẻ và có thể nuôi tách riêng trống mái. Với lượng thức ăn của riêng vịt-ngan, trống cao hơn 15-20% so mái. Đến tuần thứ 21 ghép trống mái theo tỷ lệ 1 trống 6 mái.
Thường xuyên kiểm tra đàn ngan, vịt để có dấu hiệu khác thường phải báo thú y xử lý kịp thời.
4. Cung cấp nước: Nếu nuôi nhốt có mương bơi nên thường thay nước sạch. Nuôi chăn thả nên cho nơi nước sạch. Trong mùa nóng hạn chế vịt ngan uống nước nơi bị nóng.
5. Thu nhặt trứng: Trứng nên thu nhặt từ 6-7 giờ sáng, dùng khay đựng trứng tránh vỡ. Nếu lượng trứng giảm so hôm trước 10% nên tìm nguyên nhân, mời thú y tìm cách hỗ trợ xử lý.
6. Ánh sáng: Cung cấp ánh sáng toàn chuồng tránh các hiện tượng hoảng sợ các vật lạ, tiếng ồn ào… để tăng tốc độ đẻ trứng.
Các chế độ phòng bệnh định kỳ bằng vác xin:
Khi vịt, ngan con mua về cho kháng sinh phòng bệnh tiêu chảy AVIATRIN, Tetramycin 500 và dùng kháng sinh thể siêu vi trùng vịt ngan.
Liều dùng vịt ngan mới nở đến 7 ngày tuổi cho uống 2cc/con.
Liều điều trị cho vịt ngan.
1. Vịt ngan dưới 2 tuần tuổi:
- Tiêm dưới da hoặc bắp thịt lần 1: 1 cc/con hoặc 2cc/con
- Tiêm dưới da hoặc bắp thịt lần 2: 1cc/con sau 3 ngày
2. Vịt ngan trên 2 tuần tuổi:
- Tiêm dưới da hoặc bắp thịt 1,5-2cc/con hoặc uống 3-4cc/con.
- Tiêm dưới da hoặc bắp thịt 1,5-2cc/con sau 3 ngày.
Và định kỳ tiêm phòng vác xin dịch tả vịt ngan 1 năm 2 lần khi vịt, ngan mắc bệnh không chuẩn đoán được không rõ nguyên nhân phải báo thú y để xử lý kịp thời.
Related news
Nhiều con trong đàn đi lại không được, thể thần kinh ngoẹo đầu, bại liệt cả 2 chân và sệ cánh do vi khuẩn tập trung trong các khớp, bao hoạt dịch, trong tai hoặc đỉnh sọ nên vịt bị viêm các khớp đùi, đầu gối, cánh, viêm màng não...
Giảm được chi phí để nuôi con đực, nếu tự giao phối thì 1 con đực chỉ ghép được 4 – 5 con cái, nhưng thụ tinh nhân tạo 1 con đực thụ tinh được bình quân 20 – 25 con mái, có thời điểm thụ tinh được 40 – 50 con cái và như vậy giảm được chi phí khoảng 5 – 7%
Đây là phương thức nuôi tiên tiến, có thể nuôi vịt quanh năm, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao, thuận tiện cho việc bố trí sản xuất quy mô lớn. Muốn đạt năng suất cao phải chú ý từng khâu kỹ thuật. Theo phương thức này vịt được nuôi 7-8 tuần là giết thịt.
Tại Việt Nam, từ năm 1978, Trần Minh Châu và cộng sự đã nghi có bệnh viêm gan do virus của vịt. Kể từ đó đến nay, bệnh vẫn tiếp tục lưu hành ở nước ta nhưng ít được quan tâm. Hiện nay, bệnh đang gây thiệt hại nặng nề tại các tỉnh phát triển chăn nuôi vịt ở đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.
Chuồng nuôi vịt đẻ cũng có các kiểu chuồng như chuồng - sân - ao, chuồng sàn trên ao. Yêu cầu đối với chuồng nuôi là nền chuồng phải khô ráo, tránh chuột và các động vật khác phá ổ trứng. Tránh mưa nắng cho ổ đẻ.