Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi chim trĩ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ - Phần 7

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ - Phần 7
Author: HTV
Publish date: Monday. August 1st, 2016

+ Máng ăn: [*] Giai đoạn 1 – 4 tuần tuổi: 4 tuần đầu có thể dùng máng nhựa, mẹt tre, máng tôn hình chữ nhật hoặc máng tròn, tuỳ theo kích thước của lồng úm. [*] Giai đoạn 5 – 9 tuần tuổi: từ tuần tuổi thứ 5 trở đi dùng máng ăn có kích thước to hơn (có thể là máng dài hoặc máng tròn).

Máng dài có thiết diện hình thang, đáy nhỏ từ 5 – 8 cm, miệng rộng 7 – 13 cm, chiều dài của máng 1 – 1,5 mét; cao 4 – 8 cm có đế vững chắc tránh rơi vãi thức ăn.

Máng tròn có thể bằng nhựa hoặc bằng tôn làm theo kiểu máng P50 Hunggari nâng dần độ cao của máng theo tuổi của chim.

+ Máng uống:

Có nhiều loại song tuỳ thuộc điều kiện từng nơi, từng vùng mà áp dụng cho phù hợp và kinh tế.

Thông thường dùng máng tròn (gallon) gồm phần đáy và thân nắp vào nhau làm bằng nhựa, thể tích máng uống tuỳ theo tuổi: Chim non dùng gallon 1 – 2 lít, chim dò hậu bị và sinh sản dùng gallon 4 – 8 lít.

Máng uống dài có độ dài tương đương máng ăn nhưng thiết diện nhỏ hơn.

+ Chụp sưởi:

Chim non sau khi nở ra chưa có khả năng điều tiết thân nhiệt do đó phải có hệ thống chụp sưởi để cung cấp nhiệt độ cho chim đến khi chúng có khả năng điều tiết được thân nhiệt phù hợp với nhiệt độ môi trường, có thể dùng dây may so, bóng điện hoặc đèn hồng ngoại tuỳ theo số lượng chim con 01 ngày tuổi mà bố trí hệ thống sưởi cho hợp lý và hiệu quả kinh tế.

+ Chất độn chuồng: 

Yêu cầu chất độn chuồng phải có khả năng hút ẩm, có thể dùng phôi bào, trấu, rơm rạ băm nhỏ.

Lưu ý chất độn phải được phơi khô không có mùi mốc, phun sát trùng bằng Foocmol 2% hoặc Virkon®S.

Cần có cát, sỏi bổ sung trong nền chuồng để có thể tắm hoặc ăn.

4.2. Nhiệt độ, ẩm độ và thông thoáng

Hai tuần đầu tiên chim không tự điều chỉnh thân nhiệt một cách hoàn hảo, do đó các bệnh về đường hô hấp, tiêu hoá dễ phát sinh khi ẩm độ môi trường lên cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ nuôi sống và khả năng sinh trưởng của chim.

Thời điểm khi chim xuống chuồng nên để nhiệt ở 350c, sau nhiệt độ được giảm dần xuống 300 C khi chim được 3 tuần tuổi.

Từ tuần tuổi thứ 2 cần chú ý đến tốc độ mọc lông ở chim để điều chỉnh nhiệt độ cho thích hợp.

Trong quá trình nuôi phải quan sát phản ứng của chim đối với nhiệt độ:

  • Nếu thấy chim tập trung gần nguồn nhiệt, chen lấn chồng đống lên nhau là chuồng nuôi không đủ nhiệt, chim bị lạnh.
  • Nếu chim tản ra xa nguồn nhiệt, nháo nhác, kêu, khát nước, há mỏ để thở là bị quá nóng cần phải điều chỉnh giảm nhiệt độ.
  • Nếu chim tụm lại một phía là bị gió lùa rất nguy hiểm, cần che kín hướng gió thổi.
  • Khi đủ nhiệt, chim vận động ăn uống bình thường, ngủ, nghỉ tản đều lồng úm.
  • Chim con cần chiếu sáng 24/24 giờ trong 4 tuần đầu, sau 5 – 9 tuần giảm thời gian chiếu sáng đến 16h, từ tuần thứ 7 – 9 lợi dụng ánh sáng tự nhiên, đảm bảo cường độ ánh sáng 3W/m2 là đủ.

Related news

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ - Phần 4 Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ - Phần 4

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ - Phần 4

Monday. August 1st, 2016
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ - Phần 5 Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ - Phần 5

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ - Phần 5

Monday. August 1st, 2016
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ - Phần 6 Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ - Phần 6

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ - Phần 6

Monday. August 1st, 2016