Home / Hải sản / Tôm sú

Kỹ thuật nuôi tôm sú (phần 2)

Kỹ thuật nuôi tôm sú (phần 2)
Author: 2LUA.VN tổng hợp
Publish date: Monday. March 9th, 2015

TÔM GIỐNG VÀ THẢ TÔM GIỐNG

1. Trại giống

Vệ sinh tốt

Quản lý môi trường nước tốt

Tôm bố mẹ chất lượng tốt

Sản xuất tôm giống tốt và không nhiễm SEMBV

2. Tôm giống (PL15 - 25)

Khỏe và không nhiễm SEMBV - kiểm tra bằng máy PCR

Xét nghiệm để cho ra tôm giống tốt và khoẻ bằng phương pháp Wanuchsoontron

Tham khảo: Tài liệu đào tạo công nhân kỹ thuật sản xuất giống tôm sú (P. Monodon) - (Trung tâm nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản - Đại học Thuỷ Sản)

a. Kiểm tra bằng cách quan sát

Đặc điểm bên ngoài và hoạt động của tôm giống

Độ dài cơ thể của tôm giống 11-12mm

Cỡ tôm giống tương đương với nhau

Không dị hình

b. Kiểm tra bằng kính hiển vi

Vi khuẩn phát sáng

Cơ thịt đục

Kí sinh vật bên trong và ngoài 

MBV (Monodon baculo virus)

GMR (Gut-Muscle) >= 1:4: bằng cách so sánh bề dày của đường ruột so với thân, khoảng ở giữa của đốt cuối cùng.

c. Kiểm tra sự căng thẳng:

Formaline test 100-150ppm. 2giờ

hoặc giảm độ mặn đột ngột 15ppt.

Loại A 90-100% còn sống Loại B 80-89% còn sống Loại C <79% còn sống

3. Vận chuyển và thả tôm

Sau khi đã chọn xong tôm giống cần làm theo một số yêu cầu sau trong thời gian vận chuyển tôm giống đến chỗ mới:

Cân bằng độ mặn trước khi vận chuyển giống để có độ mặn tương đương giữa 2 môi trường nuôi.

Thay đổi nhiệt độ nước trong bao chứa tôm đến khoảng 230C (từ 270C-280C giảm xuống 250C-260C và sau đó giảm xuống còn 230C-240C mỗi lần hạ nhiệt độ như vậy khoảng 5 phút.)

Đựng tôm giống PL15 khoảng 4,000 con/lít nước và cho dầu sục khí vào bao (Macrogard 40cc./400litters)

Thùng bên ngoài nên bỏ đá lạnh vào để giữ nhiệt.

Tôm giống nên được đưa đến chỗ nuôi trong vòng 23 đến 24 giờ.

Một bao tôm giống cho vào một bể cỡ 1m x 1m x1m để kiểm tra mật độ và tỷ lệ sống.

Làm cho tôm giống thích nghi với môi trường mới trong vòng 1-3 giờ (Macrogard 80cc./400 litter) :  Tôm giống mới vận chuyển về nên thả túi xuống ao chừng 15-30 phút để nhiệt độ giữa nước trong túi tôm và nhiệt độ nước trong ao cân bằng. Sau đó nên đổ các túi tôm vào thau, tránh để tôm dính lại trong túi, múc nước ao pha vào thau dần dần, mỗi lần 1 ít. Vừa pha vừa quan sát tôm đã thích nghi được thì thả vào ao nuôi. Tôm chưa thích nghi khi thả ra thường bơi nổi trên mặt nước, vẻ yếu ớt. Đứng ở đầu hướng gió, thả tôm giống ra từ từ, tránh làm đục nước ao. Sau khi thả xong quan sát khả năng phân tán của tôm trong ao nuôi, nếu tôm tụ lại từng đám thì dùng tay hoặc thau khua nước nhè nhẹ để phân tán tôm đều trong ao Sau khi thả tôm xong, cần theo dõi hàng ngày để tính tỉ lệ sống, xác định lượng tôm có trong ao để điều chỉnh thức ăn khi nuôi.

4. Ương và thả tôm ở độ mặn thấp

Cho trại giống ổn định độ mặn của nước sao cho phù hợp với nước ao nuôi hoặc chênh lệch nhau không quá 5ppt, bằng cách giảm độ mặn khoảng 2-3ppt mỗi ngày.

 Nếu trại giống không thể làm được, có thể ngăn một khoảng trong ao nuôi 100m2 (thả 800-1,000 con/m2), sau đó cho lấy nước từ ao chứa có độ mặn hoặc nước muối rất mặn để làm cho nước trong khu được ngăn lại ở khoảng 10-15ppt. Cho tôm giống vào nuôi khoảng 7-10 ngày, đồng thời thêm nước từ ao nuôi vào dần dần cho phù hợp, cuối cùng lấy vách ngăn ra ngoài.

Trong khu vực được ngăn ra, nên sử dụng hệ thống oxy đáy ao để cung cấp oxy.

5. Mật độ thả tôm

Mật độ thả tuỳ phương thức nuôi: quảng canh cải tiến (dưới 5 con/m2), bán thâm canh (10 - 20 con/ m2 ), thâm canh (trên 25 con/ m2) ngoài ra còn thùy thuôc vào kích cỡ tôm thả nuôi, mùa vụ sản xuất.

6. Thời điểm thả tôm

Nên thả tôm lúc thời tiết mát mẻ, tốt nhất là thời điểm từ 5-7 giờ sáng hoặc 4 - 6 giờ chiều. Không nên thả tôm lúc trời sắp mưa hoặc đang mưa to.

THỨC ĂN VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT THỨC ĂN

A.Thức ăn của tôm 

Sản lượng tôm trong ao nuôi là kết quả tổng hợp từ việc sử dụng thức ăn thiên nhiên, thức ăn thiên nhiên làm từ phân và thức ăn công nghiệp (artificial feed), có thể biểu hiện như sau: Sản lượng tôm trong ao = (Thức ăn thiên nhiên + thức ăn thiên nhiên làm từ phân) + thức ăn công nghiệp

Do đó có thể thấy rằng, trong ao nuôi cần phải tạo nguồn thức ăn thiên nhiên cho tôm khi đang còn ở giai đoạn đầu. Việc tạo nguồn thức ăn thiên nhiên (màu nước) trong ao nuôi trước khi thả tôm là cần thiết và quan trọng đối với tôm khi đang còn nhỏ và việc sử dụng thức ăn công nghiệp (artificial fedd) thêm sẽ giúp tôm có đầy đủ chất dinh dưỡng, làm cho tôm tăng trưởng tốt và tỷ lệ sống cao. Khi so sánh với dạng nuôi quảng canh (Extensive) mà không dùng thức ăn, tôm sẽ có tỷ lệ sống thấp và tăng trưởng không đều. Việc sử dụng thức ăn công nghiệp (thức ăn viên) phải xem xét đến giá trị dinh dưỡng, hiệu quả của việc hấp thụ và khả năng sử dụng tốt để từ đó duy trì cuộc sống, ổn định về sau hoặc giúp tôm tăng trưởng và để duy trì giống. Do đó, thức ăn tôm tốt cần phải xem xét đến các thành phần chính như sau:

Giá trị dinh dưỡng (Nutrition): phải đảm bảo đầy đủ và phù hợp các chất như đạm (Protein), chất béo, Hydrat cacbon (Carbohydrate), Vitamin và khoáng chất; Có thể xem xét dựa trên tốc độ tăng trưởng hàng ngày (ADG), tỷ lệ chuyển đổi thức ăn thành thịt trong từng giai đoạn tuổi và suốt vụ nuôi (FCR period and FCR pond) và khả năng kháng bệnh của tôm.

Quy trình sản xuất thức ăn tôm (shrimp feed processing) phải tạo ra sản phẩm đạt hiệu quả cao nhất để không ảnh hưởng đến môi trường nuôi về sau, do đó tức ăn tôm được sản xuất ra cần phải:

Dây chuyển sản xuất phải có khả năng tạo ra nhiều kích cỡ thức ăn: thức ăn dạng viên nhỏ (Crumble) và lớn (Pellet) để phù hợp với các cở tôm, để tôm dễ bắt mồi  và hấp thụ tốt (CP 4001-s, 4001, 4002, 4003, 4004-s và 4005)

Nhà máy có quy định trong quá trình sản xuất, có nghiên cứu, phát triển sản xuất và sản phẩm tốt hơn, giá cả phù hợp và sản phẩm từ nhà máy phải qua kiểm nghiệm trước khi đến người tiêu dùng.

Nguyên liệu để sản xuất thức ăn tôm phải đảm bảo giá trị dinh dưỡng, không có độc, và phải được nghiền nhuyễn để tôm có thể tiêu hoá nhanh và hấp thụ tốt.

Giữ mùi thơm để hấp dẫn tôm ăn theo thời gian quy định (2 giờ).

Khả năng bền trong nước tốt để thức ăn không bị hư, vitamin và khoáng cất không bị thất thoát ra bên ngoài và không làm cho đáy ao bị dơ, tuy nhiên thức ăn mà có khả năng bền lâu trong nước sẽ làm cho tôm khó bắt mồi vì tôm không thể đánh mùi được.

B. Kiểm soát thức ăn

Tôm hấp thụ các loại thức ăn tốt sẽ tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt độn sống mà có ảnh hưởng rất lớn đến việc tăng trưởng và làm cho tỷ lệ sống cao. Như vậy, cần phải kiểm soát kỹ thức ăn và việc cho ăn để hiệu quả cao, không làm mất cân bằng hệ sinh thái. Kiểm soát thức ăn có nghĩa là:

Thức ăn phải được tính theo phần trăm so với trọng lượng tôm vì nhu cầu thức  sẽ tăng lên khi trọng lượng tôm tăng lên; phải cân tôm đều đặn 7 ngày/lần, tính đến thức ăn cần sử dụng, tỷ lệ sống bằng phương pháp dùng nhá kiểm tra khi mới bắt u thả tôm và dùng chài khi tôm đã lớn; cân tôm khi tôm bắt đầu ở giai đoạn 25-30 ngày tuổi.

Thức ăn phải được rãi đều khắp các vị trí trong ao bằng cách vãi quanh ao hoặc dùng thuyền để tôm dễ bắt mồi.

Việc kiểm tra nhá (checking tray): kiểm tra mỗi bửa, ở nhiều vị trí, dùng nhá theo cỡ quy định 80cm x 80cm, dùng ít nhất 4 nhá trong một ao (Số lượg nhá = diện tích ao/1,600m2) để có thể kiểm soát được tôm ăn như thế nào trong mỗi bửa, và điều cỉnh cho phù hợp với nhu cầu của tôm phải làm như vậy vì rằng việc ăn mồi của tôm tuỳ thuộc vào các yếu tố môi trường ví dụ như chất lượng nước...; Bắt đầu dùng nhá khi thả tôm được 2-3 ngày để theo dõi sự phát triển và tỷ lệ sống của tôm.

C. Dạng nuôi ảnh hưởng đến việc bắt mồi của tôm

Các dạng nuôi quảng canh, bán thâm canh và thâm canh sẽ có sự khác biệt về nhu cầu thức ăn và cách quản lý thức ăn.  

Sức khỏe của tôm Qui định phù hợp :

Tôm sạch toàn thân và các bộ phận khác, thức ăn đầy ruột.

Gan bình thường không bị teo, hoặc cứng thành cục.

Mang sạch

Theo dõi sức khoẻ tô thường xuyên để kiểm tra thức ăn hoặc cân tôm. Theo dõi số lượng vi khuẩn vibrio trong nước và gan tôm (trong nước không nên quá 102 tế bào/cc. Và trong gan phải không  gặp vibrio loại Grem Nagative) Nếu tôm nhiễm vibrio hoặc vi khuẩn, có thể dùng thuốc kháng sinh sau khi đã kiểm tra xong như:

Nhóm Quinolone (Quinolone group): Prawnox, N-300 (đã bị cấm sử dụng)

Nhóm Sulfa (Sulfa group): Daitrim, Gerercin.

Nếu tôm bị đóng rong hoặc bị zoothanium bám, dùng Cleaner-80, O-lan. Trường hợp tôm ở trạng thái căng thẳng hoặc môi trường thay đổi có thể dùng chất bổ sung để tạo kháng thể như Betamine, Zymetine hoặc chất bổ sung Vitamin, khoáng chất như C-mix, Mutagen trộn vào thức ăn tôm sẽ có hiệu quả đối với việc gìn giữ môi trường và đối với bệnh của tôm.


Related news

Quản lý nồng độ Amoniac trong môi trường nuôi trồng thủy sản Quản lý nồng độ Amoniac trong môi trường nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là nuôi và thu hoạch các sinh vật thủy sản trong một môi trường có kiểm soát. Ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay là lĩnh vực thức ăn chăn nuôi phát triển nhanh nhất, với khoảng 46% tất cả các loài cá được tiêu thụ trên toàn thế giới trong năm 2012 được sản xuất tại các cơ sở nuôi trồng thủy sản.

Wednesday. August 31st, 2016
Sử dụng đồng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt và ao 1 Sử dụng đồng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt và ao 1

Đồng đã được sử dụng trong nhiều năm như một công cụ hóa học ở ao nuôi nước ngọt và các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Nó là chất diệt tảo hiệu quả và điều trị ký sinh trùng. Vấn đề với việc sử dụng đồng là có một đường mỏng ngăn không cho quá liều, có thể giết chết cá đối với điều trị hiệu quả. Tài liệu này được thiết kế để giải thích khi nào đồng được sử dụng, sử dụng nó như thế nào, và một số biện pháp phòng ngừa trước khi sử dụng nó.

Wednesday. August 31st, 2016
Bốn dòng vi khuẩn mới gây bệnh EMS/AHPND được phát hiện trên tôm nuôi tại các nước Mỹ Latin Bốn dòng vi khuẩn mới gây bệnh EMS/AHPND được phát hiện trên tôm nuôi tại các nước Mỹ Latin

Bệnh EMS/AHPND được phát hiện đầu tiên vào năm 2010 tại Trung Quốc, nguyên nhân được xác định là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus

Thursday. February 9th, 2017