Home / / Công nghệ thực phẩm

Kỹ Thuật Nuôi Rắn Ri Voi

Kỹ Thuật Nuôi Rắn Ri Voi
Publish date: Friday. January 28th, 2011

1. Chọn con giống

Chọn loại con giống nhỏ, mới đẻ cỡ 50 con/kg, thường có vào khoảng tháng 3- Âm lịch. Có thể bắt giống rắn con tự nhiên vào đầu mùa mưa. Rắn con được chăm sóc riêng với mật độ 30 – 40 con/m2.Chọn rắn Ri voi cha mẹ cỡ 0,4-0,6 kg/con trở lên. Mật độ nuôi từ 5-10 con/m2. Nuôi dưỡng chúng từ mùa khô, đầu mùa mưa rắn mang bầu, vào tháng 4-5 dương lịch rắn mẹ đẻ ra rắn con khoảng 50 con.

Lưu ý, chọn rắn phải đồng cỡ, khoẻ mạnh, không có sẹo vết, loại bỏ những con bị gãy xương sống.

2. Kỹ thuật nuôi

Rắn có thể tận dụng nuôi trong ao, mương vườn, xây bể....
Nếu nuôi trong khạp da bò, mỗi khạp nuôi 10 con rắn nhỏ. Khi rắn lớn, sang bớt ra còn mỗi khạp 7 con.Nuôi trong bế xi măng thật ra không tốt bằng nuôi trong ao, mương vuờn. Thành bể sâu 07- 0,8m. Phần cạn của bể đặt lá chuối khô hoặc bèo lục bình cho rắn trú, phần sâu thông với hệ thống cấp thoát nước.

Nuôi rắn ở bể xi măng, lu, khạp: Đáy bể và thành bể được trát láng xi măng. Trong bể cho vào 0,1-0,2m là đất thịt, đất bùn. Diện tích ½ bể được thả lục bình, diện tích còn lại để trống là bãi để mồi cho rắn ăn, trong bể tùy nơi rộng hẹp mà cho một số đống lá chuối khô, lá chuối có thể thả lên bè tre hoặc can nhựa để lá chuối không bị ngập sâu vào nước. Cho nước vào bể 0,2-0,3m. thả rắn vào nuôi

Nuôi trong ao, diện tích nên từ 50m2 trở lên. Sâu 1,3-1,5m. Ao được dọn bớt bùn sình, cây cỏ thối mục. Lớp bùn đáy ao dày 10-20cm. Mặt ao, thả bèo hoặc lục bình, rau muống, rau ngổ. Diện tích thả, chiếm không quá 4/5 diện tích mặt ao. Bít chặt các hang mọi. Dùng tấm chắn bọng thoát nước, bịt lưới kỹ, đặt cách đáy ao 0,3 m. Cặp mé ao có thể dùng Fibroximăng phẳng khép khít vào nhau bao vòng quanh mé ao. Tấm Fibroximang phải được cắm sâu dưới đáy ao, phía trên còn lại so với mặt bờ mực nước cao nhất tối thiểu 0,5m. Tường Fibroximang được cắm thẳng đứng, phía trên tường có lưới rộng 0,3m, dầy, chắn độ nghiêng 250 về phía trong để rắn không bò ra ngoài được. Cần lưu ý không để bờ đất còn lại nhiều, rắn sẽ vào trú trong hang không ra ăn, rắn chậm lớn. Thả lá chuối khô thành đống cao khỏi mặt nước 0,3-0,5m, lá chuối thả mé bờ.

Nếu mé bờ bị nước ngập, đóng bè chuối bè tre, thả từng đống tàu lá chuối khô vào để rắn trú sau khi ăn, ít đánh nhau gây thương tích, khoảng trống còn lại là nơi làm bãi cho rắn ăn, cho vào ao 0,5-0,8m.

Cách nuôi thương phẩm hay còn gọi nuôi vỗ béo. Cách nuôi này được nhiều hộ áp dụng. Thu mua rắn Ri voi, trọng lượng từ 600-800g cho mỗi con. Nuôi khoảng 1-3 tháng, đạt trên 1kg/con, bán rắn thương phẩm, lợi nhuận rất cao, gấp 2-3 lần so với cách nuôi thông thường đồng thời rút ngắn được thời gian nuôi.

Nơi nuôi rắn phải gần nguồn nước sạch, thuận tiện cho việc thay nước dễ dàng...

3. Thức ăn

Rắn ri voi thích ăn nhất là động vật tươi sống, không ương thối như nòng nọc, ếch nhái, lươn con, trùng, các loại cá không vảy hoặc vảy nhỏ. Cứ bình quân 3-4 kg thức ăn rắn tăng trọng 1 kg.

Lượng thức ăn hằng ngày khoảng 3-5% trọng lượng rắn trong ao, cho ăn hằng ngày. Tùy theo khả năng tăng trọng của rắn mà tăng hoặc giảm khẩu phần thức ăn. Không nên để thức ăn dư thừa, làm thối nước.

Cần chuẩn bị nguồn thức ăn sẵn từ các ao mương hiện có. Có thể nuôi thêm lươn, cá sặc, cá trê, nhái... trong ao, vừa tận dụng thức ăn thừa, bớt ô nhiễm, vừa làm thức ăn tại chỗ cho rắn.

Thức ăn được làm vừa cỡ cho rắn ăn, rải đều nơi có rắn. Cần cho rắn ăn đủ và đều để rắn mau lớn.

4. Chăm sóc

Khoảng 1 - 2 tuần, thay nước một lần
Rắn sắp lột da cá thì màu vảy trắng và mặt đục.Bổ sung ủ lá chuối khô để sau khi ăn xong rắn vào trú, ít đánh nhau và rắn mau lớn.
Rắn bệnh hay bị thương tích được nuôi chăm sóc riêng, khi khoẻ nuôi chung.Rắn biếng ăn, cần thay đổi thức ăn và bổ sung kích thích tăng trưởng như B complex, vitamin C để kích thích rắn ăn.

5. Phòng và trị bệnh rắn

Rắn có thế bị xây xát hoặc lở miệng do vi khuẩn tấn công. Dùng Streptomycine pha với nước cất bôi vào vết thương cho rắn. Xử lý nguồn nước bằng muối.
Rắn bị đường ruột sình bụng, bỏ ăn dùng Sulfa Guanidin tán vào nồi để khô rồi cho rắn ăn.Rắn bị nấm miệng dùng Mycostatine sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn thuốc.

6. Thu hoạch

Khi rắn nuôi được 6 tháng đến 1 năm tuổi, có thể thu hoạch. Rắn 6 tháng tuổi, đạt trọng lượng từ 500g/con trở lên (loại 1). Khi thu hoạch, rắn cái để lại, tiếp tục gây giống.


Related news

Kỹ Thuật Nuôi Rắn Hổ Mang Kỹ Thuật Nuôi Rắn Hổ Mang

Rắn cỡ lớn, đầu không phân biệt với cổ, không có vảy má. Rắn cỏ khả năng banh cổ khi bị kích thích, khi đó ở phía trên cổ trông rồ một vòng tròn màu trắng. Rắn hổ mang ở Việt Nam, hai bên vòng tròn thường có giải màu tráng (gọi là gọng kính).

Sunday. March 3rd, 2013
Nuôi Rắn Hổ Mang Nuôi Rắn Hổ Mang

Rắn cỡ lớn, đầu không phân biệt với cổ, không có vảy má. Rắn có khả năng bạnh cổ khi bị kích thích, khi đó ở phía trên cổ trông rõ một vòng tròn màu trắng.

Tuesday. July 9th, 2013
Kỹ Thuật Nuôi Rắn Ráo Trâu Kỹ Thuật Nuôi Rắn Ráo Trâu

Hiện nay, thị trường tiêu thụ rắn rất phong phú và đa dạng. Rắn thương phẩm đang được cung cấp cho nhiều nhà hàng, khách sạn trong nước và một phần phục vụ cho xuất khẩu.

Friday. August 30th, 2013
Kỹ Thuật Nuôi Rắn Ri Voi Kỹ Thuật Nuôi Rắn Ri Voi

Rắn ri voi là một loài động vật sống hoang dã rất phổ biến ở ĐBSCL. Nhưng từ khi mọi vùng đất nông nghiệp chuyển sang trồng 2-3 vụ lúa/năm cộng với việc săn bắt quá mức của người dân thì số lượng rắn giảm đi rất nhanh.

Thursday. August 8th, 2013
Kỹ Thuật Nuôi Rắn Hổ Trâu Kỹ Thuật Nuôi Rắn Hổ Trâu

Rắn hổ trâu (hay còn gọi là rắn ráo trâu) thuộc loài rắn hổ, tên khoa học là Ptyas Mucosus, là loài rắn nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Tên gọi của nó tùy vào nơi nó sống. Ở miền Đông người ta gọi nó là rắn Long Thừa, miền Tây gọi là hổ hèo, miền Trung gọi là ráo trâu và miền Bắc là hổ trâu. Rất nhiều tên gọi nhưng tên chung của loài rắn này là hổ dện vì trên mình nó có nhiều vằn vện.

Sunday. March 3rd, 2013